Máu - Hệ Tạo Máu

Thưa bác sĩ,bác có thể cho cháu biết thêm các thông tin như triệu chứng,hậu quả và cách phòng chống bệnh máu nhiễm chì được không ạ?xin cảm ơn bác sĩ

Hồng Nhung

(2014/09/14 21:42)

Chào bạn,
Nhiễm độc chì rất khó phát hiện, ngay cả những người có nồng độ chì trong máu cao cũng có biểu hiện bình thường. Biểu hiện chỉ rõ ràng khi lượng chì trong máu đã tích lũy đến mức độ nguy hiểm.Nếu người bệnh bị nhiễm chì trong thời gian kéo dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm. Riêng đối với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh. Nồng độ chì trong máu quá cao sẽ có hại về mặt phát triển trí tuệ.
Còn người lớn bị ngộ độc chì lâu ngày, bệnh trở thành mãn tính, dẫn tới suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ.
Những con đường đưa chì vào cơ thể
Trước những năm 1960, các trường hợp ngộ độc chì thường do nguyên nhân sơn nhà chứa nhiều chì, các nắm cửa làm bằng chì và bụi có chì. Các nguồn gây nhiễm độc chì khác có thể là không khí bị ô nhiễm, nước nhiễm chì từ các khu công nghiệp, đất, một số đồ chơi và đồ trang sức. Đất có các hạt chì từ xăng và sơn có thể gây nhiễm độc trong nhiều năm. Đất nhiễm chì vẫn là một vấn đề lớn ở những vùng dân cư ven các tuyến đường có mật độ giao thông cao và ở những khu công nghiệp, đô thị. Nước uống từ các ống dẫn nước chứa chì hoặc từ các ống đồng nhưng được hàn bằng chì có thể chứa một lượng chì gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc chì. Những người làm ở nơi sản xuất ắc quy, đúc kim loại, khai thác kim loại, luyện chì màu, hàn, trẻ dùng đồ chơi có nhiều sơn... rất dễ ngộ độc chì. Các đồ gốm sứ cũng có thể chứa một lượng chì nào đó và có thể nhiễm vào thực phẩm.. Một số đồ hộp ở một số nước, nơi mà vấn đề an toàn thực phẩm chưa được chú trọng đúng mức, cũng có thể gây nguy hại do các mối hàn chứa chì. Một số sản phẩm chì kẻ mắt cũng chứa một lượng chì rất cao.
Chì có nhiều trong khu vực khai thác kim loại, hầm mỏ, khu chứa rác, lò đốt. Làm việc hoặc sinh sống ở gần các khu vực này có thể bị nhiễm chì qua nước uống, thực phẩm, không khí. Rau, trái cây đôi khi có bụi chì bám vào, thực phẩm đựng trong hộp kim loại hàn bằng chì cũng có chì.
Để phòng ngừa hiệu quả nhiễm độc chì khi làm việc trong những môi trường có nguy cơ tiếp xúc với chì cao, người lao động cần sử dụng đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động. Họ cũng cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để xét nghiệm nồng độ chì trong máu.
Còn đối với người dân, nếu nghi ngờ những vật dụng trong nhà có chứa nguồn chì có thể gây nhiễm độc thì cần phải loại bỏ. Nếu sống trong những khu vực có nguy cơ nhiễm chì, cần thực hiện các biện pháp cần thiết. Vứt bỏ tất cả những đồ chơi có sơn không rõ nguồn gốc vì không thể chắc chắn loại sơn được dùng có chì hay không. Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp từ các nước không có chế độ kiểm soát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.
Tất nhiên, chỉ riêng nỗ lực cá nhân không đủ. Cần phải có sự hành động của các cấp chính quyền, ngành y tế, cũng như các cơ quan bảo vệ môi trường và ý thức của toàn xã hội. Hãy "nói không" với chì trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan