Sản Phụ Khoa

Chào các bác sĩrnTôi năm nay 31 tuổi, chồng tôi 40 tuổi. Chúng tôi kết hôn khoảng 1 năm nay nhưng chưa có con. Trước khi kết hôn, tôi có đến bệnh viện Từ Dũ khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ khám phụ khoa cho tôi. Kết quả khám không có vấn đề gì, hai bên buống chứng bình thường.rnNăm tôi lên 6 tuổi, tôi đã phẫu thuật khớp chân do bị té. Tôi có kinh năm 15 tuổi. Lúc đầu, kinh nguyệt 3 tháng/lần. Từ đó đến nay, kinh nguyệt vẫn không đều, lúc thì 2 tháng, khi 3 tháng. Mỗi lần có kinh, lượng kinh ra rất nhiều, và thường kéo dài khoảng 5-6 ngày.rnSau khi kết hôn, tôi thấy lo lắng về vấn đề kinh nguyệt nên có mua thuốc Bạch phượng hoàng về uống. Theo hướng dẫn của người bán, tôi có thể uống theo 2 cách. Cách đầu, uống 3 viên liên tiếp trong 3 ngày sau khi sạch kinh và dừng uống đến khi có kinh kỳ tiếp theo (đây là cách dành cho người có kinh 28 ngày/lần). Cách thứ 2, sau khi sạch kinh mỗi tuần uống 1 viên đến khi có kinh trở lại. Do cơ thể tôi khá nóng, thuốc lại có tính nóng nên tôi chọn cách uống thứ 2.rnSau khi uống được vài hộp, kinh nguyệt của tôi kéo giảm xuống còn 55 ngày. Đến tháng sau, tiếp tục xuống còn 49 ngày.rnThưa bác sĩ, liệu trước đây, tôi đã từng bị gãy vùng xương đùi khiến chân bên phải ngắn hơn khoảng 1 cm so với chân trái có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản không?. Việc khám phụ khoa có khác biệt nhiều so với khám sức khỏe tiền hôn nhân không?. Với kết quả khám phụ khoa 1 năm trước là tốt, liệu tôi có mắc các bệnh về u nang buồng chứng, hay các bệnh phụ khoa khác khi kinh nguyệt không đều?rnĐiều cuối cùng, tôi có nên tiếp tục uống thuốc điều kinh Bạch phượng hoàng nữa không?. Nếu uống có gây tác hại phụ không?. Tôi nên làm gì để nhanh chóng có con?rnChân thành cám ơn chuyên mục.rn rn(Tuệ Tâm – Long An)

Tuệ Tâm

(2014/02/14 01:58)

Chào bạn!
Kinh nguyệt phụ nữ có nhiều dạng: kinh nguyệt trước kỳ (kinh đến sớm), kinh nguyệt sau kỳ (kinh đến muộn), kinh nguyệt sớm muộn không đúng kỳ (rối loạn kinh nguyệt), kinh nguyệt nhiều, kinh nguyệt ít, đau bụng kinh (thống kinh), bế kinh, đại tiện ra huyết, đau nhức, đi ngoài lúc hành kinh...
Với một người phụ nữ, dù có ổn định và sức khỏe tốt thế nào kinh nguyệt cũng có sự thay đổi khi bước vào những ngưỡng: tuổi dậy thì, lấy chồng, sinh con, mãn kinh. Huống hồ, trong cơ thể luôn có sự thay đổi, ăn uống, ngủ nghỉ, nhất là stress càng khiến kinh nguyệt xuất hiện các vấn đề không bình thường hơn.
Trường hợp của bạn, bạn đã đi kiểm tra buồng trứng, tử cung không có vấn đề gì và bạn chỉ thiếu một loại nội tiết mà loại đó kích thích trứng rụng. Điều này có thể lý giải, trong cơ thể con người có nhiều loại hoóc môn, mỗi loại tác dụng lên một cơ quan nhất định. Trong số đó, hoóc môn sinh dục có vai trò quyết định giới tính mỗi con người. Các loại hoóc môn sinh dục chính của cơ quan sinh dục phụ nữ là là hoóc môn của tuyến yên, gồm FSH (kích thích nang noãn, trứng phát triển) và LH ( kích thích hình thành phóng noãn, có thể bạn thiếu loại này); hoóc môn sinh dục chính của nữ, tiết ra từ hai buồng trứng gồm estrogen và progesteron.
Trường hợp của bạn cần được thực hiện các xét nghiệm kết hợp với siêu âm và khám lâm sàng. Bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bạn sẽ tư vấn và tìm phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên việc chậm có con cũng có thể nguyên nhân từ chồng bạn. Bạn nên cùng chồng đi khám để mau có em bé nhé.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
Methadone gay liet duong khong

tran hu

(2014/09/25 17:40)

Sản Phụ Khoa
Quan hệ bằng miếng ảnh hưởng gì về sức khoẻb không ạ

nguyen ngọc

(2014/08/23 18:01)