Bệnh Khác

Chào bác sĩ ạ!rnNăm nay cháu 21 tuổi, cao 1m68, nặng 45 kg, cháu bị bệnh viêm gan B loại nhẹ, bác sĩ bảo ăn uống điều độ thì bệnh sẽ tự hết, không cần phải uống thuốc gì hết, cũng hơi lâu cháu chưa đi khám lại nên không biết là cháu hết bệnh chưa, nhưng mà khoảng gần 1 năm trước cháu cảm thấy nóng ở lưng, nóng theo kiểu hơi nóng từ thắt lưng bốc lên tới đầu, hết đợt này đến đợt khác, hầu hết là lúc nào cũng có cảm giác như thế, cháu có đọc báo và thấy nói nóng trong người là do nóng gan, không biết có đúng vậy không bác sĩ? Giờ cháu nên làm gì để không còn cảm thấy nóng nữa vậy bác sĩ?rnCháu còn có triệu chứng là khi mệt hoặc đói mà ăn những thứ gì ngọt: xoài, dưa hấu.... thì sau đó cháu bị tức ngực, khó thở và phía sau gáy cổ của cháu có cảm giác lạnh lạnh và cơ thể rất khó chịu, ngồi không được mà nằm cũng không xong, cháu bị bệnh gì vậy bác sĩ?

Lê Trương Vĩnh

(2013/08/18 05:23)

Chào bạn,
\nTheo y học cổ truyền, nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Nguyên nhân bên ngoài: do các yếu tố sau:
- Sử dụng nhiều loại hóa chất (các loại thuốc trị bệnh).
- Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.
- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt, các loại thực phẩm giàu năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.
- Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.
Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây... và uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê... Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ - không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; tập thể dục thường xuyên.
\nCòn tình trạng khi mệt hoặc đói mà ăn những thứ gì ngọt: xoài, dưa hấu.... thì sau đó cháu bị tức ngực, khó thở và phía sau gáy cổ của cháu có cảm giác lạnh lạnh và cơ thể rất khó chịu, những thực phẩm đó bạn nên tránh không nên ăn trong lúc đói nữa thì bạn sẽ không có cả giác khó chịu nữa. Ngoài ra còn một số thức ăn như: chuối, khoai lang, sữa, sữa chua, cam...bạn cũng không nên ăn trong lúc đói.
\nChúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
mắt bị lé co bị di truyền không

sanh phú

(2015/12/21 01:23)