Chào bạn,
Tiêm VAT nhằm mục đích ngừa uốn ván rốn trẻ sơ sinh.
Đối với người phụ nữ mang thai lần đầu, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván thì tiêm 2 mũi. VAT 1 được tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do trong 3 tháng đầu tiên, thai kỳ chưa thực sự ổn định, có thể sẩy thai do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu chẳng may tiêm VAT về rồi sau đó sẩy thai thì dễ bị hiểu nhầm do tiêm VAT gây ra. Vì vậy, đa số các cơ sở y tế tiêm VAT 1 vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. VAT 2 tiêm sau VAT 1 tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày. Do vậy bạn tiêm ở tuần thứ 21 hoàn toàn bình thường bạn nhé.
Về vấn đề cử động thai nhi: Sau khoảng tuần thứ 20, bạn sẽ cảm thấy bé cử động mỗi ngày, tần suất chuyển động cũng không đều nhau. Có một số ngày, bé của bạn “bật tanh tách” suốt; trong khi những ngày khác, bạn không cảm nhận được một cú đạp nào của con. Nhưng ngay cả những khi lười hoạt động, bé cũng có thể di chuyển nhiều hơn bạn nhận ra (những chuyển động quá mơ hồ khiến bạn khó ý thức được). Nếu sự “lười biếng” của bé vào những ngày yên tĩnh của mẹ có thể làm bạn lo lắng, hãy làm thử nghiệm sau: Ăn nhẹ, sau đó nằm nghiêng hoặc ngồi yên trong một giờ đồng hồ. Bạn có thể đến được số lần bé cử động, đá, cuộn tròn, co – duỗi… từ 6 đến 8 lần trong thời gian đó. Nếu không, hãy cho bác sĩ của bạn biết mối lo này. về đau nhức sau tiêm là phản ứng hoàn toàn bình thường.
Về việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ là để giúp phòng ngừa các biến chứng trong quá trình mang thai bạn nhé
Để chẩn đoán chính xác ĐTĐ thai kỳ, bạn sẽ được làm xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói và nghiệm pháp dung nạp glucose, đo đường huyết sau 1h và 2h.
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ như sau:
- Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) > 5,3 mmol/l
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h> 10,0 mmol/l
+ Sau 2h > 8,5 mmol/l
Nếu bạn có 2/3 chỉ số bất thường, có nghĩa là bạn đã bị mắc ĐTĐ thai kỳ. Nếu chỉ có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng thì bạn có nguy cơ cao bị ĐTĐ, khi đó bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kì kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần, đặc biệt là từ sau tuần 24.
Về dinh dưỡng:
Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
-Tăng cường nạp thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
-Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi.
-Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
– Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm….
-Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi sinh.
-Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
-Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
-Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho.
-Mẹ cũng nên dành thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
Thân ái