Tiêu Hóa

Chào BS. Bs cho em hỏi em là sinh viên hơn 1 năm nay em thường xuyên đi ngoài bị tiêu chảy khoảng 2-3 có lúc liên tục, ngày bị 1 lần có lúc liên tục - phân có màu xẫm tối- đen bã. gần đây thường xuyên đi đau bụng không theo chu kỳ có lúc đói, no đôi khi đau bất thường từng cơn nhưng không đau lấm đi chuẩn đóng bác sĩ bảo cháu bị hội chứng ruột kích ứng, loét dạ dày. gần đây em thấy mình rụng rất nhiều tóc 40-50 sợi sau 10 lần vuốt tóc, tóc rất mỏng cháu rất hoan mang. mong bác sĩ giúp cháu, cháu rất sợ mình bị ưng thư đại tràng- bao tư hoặc bệnh gì khác nguy hiểm. có cách nào kiểm tra hay không ạ cháu rất sợ bị ám ảnh luôn. nữa tháng nay cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng xanh sao.

nguyễn thiên long

(2016/07/30 04:58)

Chào bạn!
Tiêu chảy có thể là cấp tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2-3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính.
Nếu thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mạn tính). Tiêu chảy mạn tính có nhiều nguyên nhân, có thể tóm lại thành hai nhóm.
Nhóm 1: không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS).
Nếu chỉ bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.
Nhóm 2: do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn...
Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh diễn biến mạn tính, có từng đợt tiến triển.
Điều trị: Điều trị viêm đại tràng phải do bác sĩ khám chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sau đó kê đơn thuốc. Các thuốc hay dùng trong điều trị viêm đại tràng là: Kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl...) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobridat, Rekalat...)
- Phòng bệnh: Có chế độ vệ sinh ăn uống hằng ngày, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh (thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm...) không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà... Đồng thời, khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.
Tuy nhiên, bạn cần tới khám bệnh tại chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị và tư vấn kịp thời.
Chúc bạn mau khỏi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tiêu Hóa
cháu bị sỏi mật phải làm sao

Phạm Thúy

(2015/11/29 05:51)