Chào em,
Trước tiên, em cần kiểm tra lại xem những nốt đỏ này là nốt xuất huyết hay nốt phát ban. Nếu những nốt này dạng chấm đỏ nhỏ, khi căng da thì vẫn k mất đi thì nhiều khả năng là nốt xuất huyết. Còn nếu nó xuất hiện dạng đốm, khi dùng tay căng da thì mất đi, bỏ tay ra thì hiện lại thì đó là nốt phát ban.
Phát ban dạng của con em thường gặp trong bệnh sởi hoặc sốt phát ban.
Phân biệt sởi và sốt phát ban:
Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.
– Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
– Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.
Như vậy, nhiều khả năng con em bị sởi.
– Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là những trẻ có sức đề kháng quá kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids (như prednisolone, dexamethasone, Medrol…) liên tục và kéo dài. Những biến chứng của sởi thường xảy ra bao gồm: viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%, biến chứng viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%, một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như biến chứng viêm não chiếm khoảng 1‰, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.– Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là những trẻ có sức đề kháng quá kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids (như prednisolone, dexamethasone, Medrol…) liên tục và kéo dài. Những biến chứng của sởi thường xảy ra bao gồm: viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%, biến chứng viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%, một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như biến chứng viêm não chiếm khoảng 1‰, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.
Điều trị sởi:
Không có thuốc đặc trị, nên điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều tại giường, uống nhiều nước. Có thể dùng thuốc giảm đau hạ nhiệt, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hay paracetamol để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Cũng có thể dùng các loại xi-rô để làm giảm ho, kem bôi da để làm giảm ngứa... tùy theo mức độ của các triệu chứng này.
Cần cách ly người bệnh, hạn chế mọi tiếp xúc kể từ khi phát hiện và nghi ngờ bệnh này. Điều này nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh.
Kháng sinh không có tác dụng đối với virus gây bệnh, nên chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát.
Có thể cần sử dụng huyết tương miễn dịch (immunoglobulin) trong những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương hoặc suy yếu hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, con em còn bé và cũng chưa chắc chắn được là bị bệnh gì thì em nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhé! Em cũng lưu ý các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và chăm sóc bé nhé!
Chúc bé sớm khỏi!