Cổ họng của tôi mỗi khi nuốt nước bọt thì có gì đó vướng vướng cảm thấy khó chịu. Có đi khám BS tai mũi họng chuẩn đoán là amidan. Nhưng uống thuốc thấy không bớt. Xin hỏi bác sĩ vậy tôi nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng tiếp tục hay đi khám bệnh viện ung bứu. Tình trạng này xảy ra khoảng 1 tháng rồi. BS có thể cho biết đó là dấu hiệu của bệnh gì không ?. Năm nay tôi 35 tuổi. Cám ơn Bác Sĩ nhiều.
nguyễn thị ngọc thúy
(2015/12/13 20:03)
Chào bạn, Hiện tại amidan của bạn đang được điều trị tại bv tai mũi họng, nếu có nghi ngờ ung thư bs tai mũi họng có thể cho tiến hành làm sinh thiết mà không nhất thiết phải đến bệnh viện ung bướu. Tình trạng viêm amidan tùy mức độ mà không phải lúc nào dùng thuốc cũng khỏi hoàn toàn. Có thể khi dùng thuốc bạn thấy tình trạng viêm bớt, giảm sốt, bớt đau họng bớt đàm nhưng sau đó vài hôm lại tái phát. Là do tổn thương amidan của bạn nhiều, thuốc tây chỉ giải quyết triệu chứng chứ chưa làm phục hồi những tổn thương do đó khi gặp điều kiện thuận lợi như không khí lanh, nói nhiều, sức đề kháng giảm, stress, làm việc quá sức bệnh lại tái phát. Do đó vòng lẩn quẩn dùng thuốc tây nhưng bệnh vẫn tái diễn là vấn đề gặp ở nhiều người. Đối với các trường hợp tái phát thường xuyên như vậy thì điều trị cần toàn diện hơn, kết hơp với việc tăng yếu tố bảo vệ, hạn chế các nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng bệnh và điều trị bằng đông y thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Vậy bạn cần xác định những yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh để tránh xa chính là điều kiện thuận lợi như phần trên tôi đã nói. yếu tố bảo vệ: giữ ấm cơ thể, uống đủ nước, vệ sinh miệng mỗi ngày 3-5 lần bằng nước muối pha loãng, tăng cường sức đề kháng toàn diện, tập thể dục... Về dùng thuốc đông y: Bạn có thể áp dụng các bài thuốc như dùng rễ rẻ quạt sắc với nước uống mỗi ngày, hoặc lấy nghệ pha với mật ong uống sáng và tối. Để giảm tình trạng viêm amidan và kháng khuẩn tốt bạn nên dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với các thành phần như rẻ quạt, bồ công anh, sói rừng có tác dụng tiêu viêm, loãng đàm, và được đánh giá có công dụng kháng khuẩn không thua kém gì kháng sinh. Vì vậy bạn kiên trì áp dụng các biện pháp trên một đợt 3 tháng bệnh sẽ được đẩy lùi. chúc bạn nhiều sức khỏe!