Chào bạn.
Thai nhi khi còn trong bụng mẹ, sự hô hấp chỉ qua rau thai nên có 5 triệu hồng cầu trong 1 mm3 , nhưng sau khi đẻ trẻ hô hấp qua phổi nên số lượng hồng cầu chỉ còn dưới 4 triệu trong 1 mm3 . Hồng cầu chết đi hàng loạt giải phóng ra bilirubin đột biến làm cho trẻ bị vàng da, tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý.\nỞ trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:\n1. Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.\n2. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.\n3. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).\n4. Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…)\n5. Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng.\n6. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.\nVàng da phải được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên, thông thường các bà mẹ cần chú ý các điểm cơ bản sau:\n- Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến 5 sau đẻ\n- Thường không kéo dài quá 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng\n- Vàng nhẹ, thường từ mặt đến thân, chi, vàng nhạt dần\n- Thể trạng chung: bình thường\n- Phân vàng, tiểu trong\nNếu trẻ có biểu hiện khác những điểm trên: vàng da tăng dần, thể trạng chung kém, phân bạc màu, nước tiểu vàng. Vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu ...thì cần đưa bé đi khám bệnh.\nTrường hợp cháu bạn hiện nay đã gần 2 tháng mà vẫn còn vàng da bạn cần phải đưa cháu đi khám bệnh mặc dù bé vẫn ăn ngủ bình thường, tuy nhiên có nhiều khả năng tình trạng này sẽ hết sau một thời gian nữa. Khi khám bệnh bé xẽ được xét nghiệm xem có đúng là lượng bilirubin có tăng hay không? bởi vì bằng cảm quan xác định trẻ vàng da hay bình thường là không chính xác nhất là những trường hợp vàng da nhẹ, đồng thời xác đinh xem bệnh lý gì bất thường gây vàng da kéo dài?
Thân ái