Sản Phụ Khoa

chào bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi(nữ) chưa có gia đình, hồi học lớp 8 em có phát hiện bị bướu cổ và đã điều trị ở tỉnh, 3 năm gần đây cháu thấy kinh nguyệt mình không đều ( 2, 3 tháng thậm chí 5 tháng mới thấy kinh), tháng 7 vừa qua (sau 3 tháng k thấy kinh),cháu có ra bệnh viện nội tiết trung ương khám lại bướu cổ và siêu âm phần phụ, kết quả xét nghiệm máu như sau : FT3 (4,1pmol/l), FT4(14,5 pmol/l), TSH (3.00 mlU/ml), progesteron(2.08 nml/l) , FSH(8.09 IU/l), estradiol(175 pmol/l), LH( 21.5 IU/l), glucose (5.4mmol/l), GOT (38 U/l 37oC), GPT (10 U/L 37oC), kết quả siêu âm tử cung và phần phụ đều bình thường(nhưng bác sĩ siêu âm bảo ở đây không chuyên khoa nên đến viện phụ sản kiểm tra lại). bác sĩ kết luận: k bị bướu nữa, và bị rối loạn kinh nguyệt rồi cho uống các thuốc sau CYCLO-PROGYNOVA và ANMYVITS uống trong 3 tháng, cháu uống được gần 2 tháng r và cảm thấy lông chân tay và 1 số vị trí khác mọc nhiều hơn, dài hơn, cháu rất lo lắng, nếu ngừng thuốc thì có trở lại trạng thái bình thường không và nếu lần sau đi khám e nên đến bệnh viện nội tiết hay bệnh viện phụ sản ?? Cháu còn 1 thắc mắc hơi tế nhị 1 chút đó là lông trên cơ thể cháu hơi nhiều, từ ngày dậy thì càng nhiều hơn, tay, chân, bụng, đặc biệt là vùng kín mọc rất rậm, lan sang cả đùi, nếp gấp giữa đùi và hiện giờ vẫn phát triển tiếp, không biết có phải do nồng độ Lh cao nên vậy không, và liệu rằng cháu có bị bệnh gì không (cháu chưa đi khám tổng thể, cháu sợ trong cơ thể có khối u nào đó) Nếu sau này có điều kiện cháu triệt lông vĩnh viễn thì có an toàn không?

đỗ thị hoàng

(2015/09/13 03:42)

Chào bạn,
Triệu chứng của bạn có thể bạn đang bị hội chứng buồng trứng đa nang.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin, gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kì kinh không đều, không có kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, buồng trứng rất nhiều nang khi siêu âm… Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường, có thể dẫn đến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh nguyệt thưa (2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần). Tình trạng này nếu xảy ra có thể làm cho phụ nữ HCBTĐN giảm khả năng sinh sản.
Không phải mọi phụ nữ HCBTĐN đều có mọi triệu trứng. Có thể chỉ biểu hiện một vài hoặc không có rối loạn gì cả ngoại trừ hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Nếu bạn chỉ có hình ảnh này, rụng trứng đều, không có triệu chứng gì khác, xét nghiệm nội tiết cũng bình thường thì không đủ kết luận bạn bị HCBTĐN. Trong trường hợp này, nếu bạn lên cân hoặc bị stress nhiều, có thể các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện.
Nhiều người thắc mắc rằng các nang này có phải là mấu chốt vấn đề hay không, nếu lấy ra được nang thì có trị hết bệnh không? Điều này không cần thiết vì tình trạng đa nang này chỉ là một triệu chứng, không phải là nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân bạn có hội chứng này là do thừa hưởng di truyền từ thế hệ trước, kết hợp với một số yếu tố từ môi trường như lối sống, chế độ ăn.
Do đó, mặc dù bạn không thay đổi được hệ thống gen của mình để điều trị hết các rối loạn trên, bạn vẫn có thể thay đổi điều kiện sống của mình để cải thiện triệu chứng, bao gồm chế độ ăn phù hợp, thường xuyên tập thể dục, kiểm soát cân nặng.
Theo nghiên cứu được báo cáo trên Obstetrics & Gynecology tháng 11.2007, chế độ ăn có lợi cho phụ nữ vô sinh liên quan đến rối loạn phóng noãn là chế độ ăn nhiều chất béo đơn không bão hoà, đạm thực vật, nhiều chất xơ, tinh bột ít đường, nhiều vitamin và sắt từ thực vật. Chất béo không bão hoà, còn gọi là acid béo không bão hoà bao gồm linoleic acid (chuỗi omega-6) và alpha- linoleic acid (chuỗi omega-3), có nhiều trong đậu nành, hạt bí ngô, đặc biệt omega-3 khi chuyển hoá thành EPA, DHA được tìm thấy nhiều trong cá thu, cá mòi, cá hồi.
Một trong những đặc điểm thường gặp của phụ nữ HCBTĐN là có sự tăng nồng độ hormone nam trong máu, đặc biệt là testosterone, gây nên rậm lông, mụn... Nếu bạn tăng cân, lượng testosterone tự do (không được gắn kết với chất vận chuyển) sẽ tăng trong máu, làm cho các triệu chứng ngày càng nặng thêm. Do đó tập luyện, vận động thể lực để kiểm soát cân nặng sẽ giúp cải thiện triệu chứng, tăng cơ hội mang thai.
Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa sản để được khám và điều trị.
Vấn đề lông ở chân tay bạn nên đến bệnh viện da liễu để được tư vấn phương pháp triệt lông phù hợp
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan