Chào em,
Về phương diện sinh lý, sự phát triển xương dài ở trẻ bắt đầu ở thân sau xương đến 2 đầu xương (trên, dưới). Giữa thân xương và 2 đầu xương có 2 khoảng ngăn cách mỏng bằng sụn liên hợp; nhờ đó, xương được kéo dài dần ra khi trẻ lớn.\nỞ lứa tuổi học trò, nhiều em bị đau ở chân. Rất thường gặp các trẻ em ở tuổi học trò kêu đau ở chân. Đó là cảm giác đau nhói nhưng không có vị trí rõ ràng. Đôi khi đau tập trung ở đầu gối. Trẻ thường đau vào buổi tối sau một ngày hoạt động. Cứ tối đến là đau, sau vài ngày thì khỏi, ít lâu sau lại xuất hiện. Các nhà khoa học cho là trẻ đau do đang lớn và không đủ Canxi...\n"Có một số trẻ lớn quá nhanh, có khi 8 tuổi nhưng cao tương đương với trẻ 10 tuổi, hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn, trẻ lại hoạt động nhiều nên thấy đau xương".\nCó một số trẻ, trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là giai đoạn dậy thì (từ 9, 10 tuổi), nhu cầu Canxi và các dưỡng chất cần thiết cho phát triển sụn và giúp xương dài ra không được cung cấp đủ, cũng thường gặp những cơn nhức mỏi, nhất là đau dọc các xương dài, có thể kèm theo tê mỏi chân tay.\nThực chất sự phát triển của xương trẻ sẽ không gây đau. Sự nhức mỏi và khó chịu thường là kết quả của việc chạy nhảy, leo trèo suốt ngày của trẻ hiếu động. Một số trẻ đau dậy thì thường là những cơn đau thoáng qua, không đến mức quá đau.
\nPhân biệt đau xương do thiếu Canxi và đau do bệnh lý khác,
Thông thường, cơn đau tăng trưởng hay xảy ra ở các cơ. Trẻ thường đau mặt trước của đùi, trong bắp chân, hay sau gối, vào buổi tối. Những trường hợp khớp trẻ bị đau, nóng, đỏ, sưng thì có thể do bệnh lý thực sự, cần đặc biệt chú ý.\nTheo tài liệu y khoa, triệu chứng giúp xác định đau do tăng trưởng là cách trẻ đáp ứng với việc chạm vào trẻ khi đau: Ở trẻ đau do bệnh lý thực sự sẽ không thích bị chạm vào vì cử động làm tăng cơn đau. Nhưng với trẻ đau tăng trưởng, chúng cảm thấy dễ chịu hơn khi được dỗ dành, vuốt ve và xoa bóp.\nQuan trọng nhất là đau xương khớp ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh, trong đó viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao hay sau chấn thương và một số em bị khớp mãn tính do rối loạn miễn dịch. Những trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ tàn phế, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này. Vì vậy khi con hay kêu đau xương khớp, đặc biệt nếu kéo dài quá 6 tuần, cha mẹ nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để bác sĩ xác định nguyên nhân, từ đó tư vấn cách điều trị phù hợp.\nSau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, nếu xác định trẻ đau xương do lớn nhanh. Những trường hợp này, trẻ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Quan trọng nhất là bổ sung kịp thời Canxi và các dưỡng chất giúp phát triển xương và sụn khớp. (Đó là Chondroitin, acid Folic, DHA, cùng các khoáng chất Magie, kẽm, đồng, Mangan, Silic, Boron,…). Đặc biệt là bổ sung thêm Vitamin D3 và MK7 giúp chuyển hóa Canxi vào tận xương giúp con cao lớn, hạn chế tác dụng phụ của Canxi (tạo sỏi, nóng nhiệt,…) và thoát khỏi những cơn nhức đau xương khó chịu.
Còn vấn đề về rạn da như em nói, là do sự tăng cân đột ngột trong lứa tuổi dạy thì, khiến cho các lớp da vỡ cấu trúc, nên dẫn đến rạn.
Chúc em nhiều niềm vui và sức khỏe!