Chào bác sĩ. Tôi sinh năm 1993 và hiện tại đang có ý định tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Qua các bài tư vấn trên mạng, tôi thấy có một trường hợp ở thành phố HCM tác dụng phụ gây chết người và một bài viết ở Nhật, các bác sĩ phân tích sự tàn phá do vắc xin này gây ra cho cơ thể. Điều này khiến tôi hơi lo lắng, tôi muốn hỏi rõ là trước khi tiêm chủng có cần phải đi kiểm tra sức khỏe hay không. Và khả năng xảy ra tác dụng phụ ngoài mong muốn là thấp hay cao. Sau khi tiêm thì sẽ xảy ra những tác dụng phụ nào? Xin được tư vấn để tôi hiểu cặn kẽ hơn, Cảm ơn!
nguyễn thị lan thoa
(2014/11/14 17:10)
Chào bạn, Trước khi đi tiêm vacxin ngừa ung thư tử cung bạn cũng nên đi khám sức khỏe trước, Loại vắc xin HPV này đã được sử dụng ở dụng ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới trong khoảng sáu năm và rất an toàn. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra các vấn đề trầm trọng, như phản ứng dị ứng nặng. Nguy cơ gây ra tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong của bất kỳ loại vắc xin nào là vô cùng nhỏ. Phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng của vắc xin là rất hiếm. Nếu xảy ra, thì sẽ kéo dài trong vòng một vài phút tới một vài giờ sau khi tiêm chúng. Một vài vấn đề từ nhẹ tới vừa phải được biết là xảy ra với HPV vắc xin này. Các vấn đề này không kéo dài lâu và tự khỏi. Các phản ứng ở cánh tay có vết tiêm: - Đau (khoảng 8 trong số 10 người) - Da bị đỏ hoặc sưng tấy (khoảng 1 trong số 4 người) Sốt:\n- Nhẹ (100*F) (khoảng 1 trong số 10 người) - Vừa phải (102*F) (khoảng 1 trong số 65 người) Các vấn đề khác: - Nhức đầu (khoảng 1 trong số 3 người) - Ngất xỉu: Ngất xỉu trong thời gian ngắn và các triệu chứng có liên quan khác (như các động tác co giật) có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả tiêm chủng. Ngồi hoặc nằm xuống khoảng 15 phút sau khi tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa ngất xỉu và các thương tích do ngã. Cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng hoặc có thay đổi thị lực hoặc ù tai. Giống như tất cả các loại vắc xin, người ta tiếp tục theo dõi vắc xin HPV để phát hiện các vấn đề bất thường hoặc trầm trọng. Lời khuyên cho tất cả chị em phụ nữ để phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả chính là chủng ngừa HPV kết hợp với khám phụ khoa định kỳ. Và thời điểm để tiêm phòng bệnh hiệu quả nhất là nữ giới ở độ tuổi chưa có quan hệ tình dục. Chúc bạn sức khỏe!