Bệnh khác

Xin chào các bác sĩ. Em tên là Tuấn, 28 tuổi, em có một câu hỏi về chứng tay chân lạnh xin các bác sĩ giải đáp giúp em. Từ bé đến giờ em hay bị ốm vặt, nhất là hay bị sổ mũi, viêm họng, sốt, bụng yếu hay bị đi ngoài khi ăn đồ lạ, lạnh bụng, kể cả thận em cũng không tốt lắm. Do vậy em rất chú ý đến vấn đề giữ sức khỏe, chơi thể thao. Nhưng đến tuổi 19, 20 các bệnh vặt ít đi thì em lại bị chứng lạnh chân lạnh tay. Ở tuổi này em cũng có bị viêm đại tràng, tròa ngược dịch mật nhưng đã chữa ( em có cảm giác cơ thể em hấp thụ thức ăn kém nên bụng hay chướng ăn nhiều mà không béo); bệnh viêm xoang thì em cố gắng giữ về sinh mũi họng, xịt thuốc có cấy ngũ sắc cũng đỡ. Nhưng chứng tay chân lạnh, lạnh cả đầu gối thì không khắc phục được dù ngâm chân, mặc ấm. Em cảm tưởng khả năng sinh nhiệt của cơ thể rất kém ( ngồi không ấm chỗ ). Em xin hỏi em đang bị nhiều bệnh tổng hợp dẫn đến tay chân lạnh có phải không? Em có bị mắc bệnh tim mạch tuần hoàn không? vì tầm 18 tuổi em thỉnh thoảng bị đau thắt ngực, đứng lên ngồi xuống rất chóng mặt (nhưng bây giờ có đỡ hơn), phổi em bị yếu từ bé nênem cố gắng luyện tập nên không yếu nhưng chơi thể thao mạnh thì rất nhanh xuống sức. Rất mong được sự tư vấn của các bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn.

Bùi Anh Tuấn

(2014/02/24 10:00)

Chào bạn, các nguyên nhân lạnh chân tay bao gồm: Có 4 nguyên nhân chính. Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh. Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt. Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút. Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Bên cạnh đó, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng. Ngoài ra, lạnh tay chân mùa đông cũng có thể là biểu hiện ủ bệnh của một căn bệnh nào đó như hội chứng Raynaud (do thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, ngón chân). Nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ dễ dẫn đến xơ da đầu ngón, cơ, xương cũng bị ảnh hưởng. Hội chứng này cũng dẫn tới các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính và bệnh động mạch. Theo y học Trung Quốc, khi thời tiết lạnh dẫn đến tĩnh mạch gan nhiễm lạnh, chức năng tạo máu của gan bị ảnh hưởng, khiến thận dương không đầy đủ, tay chân lạnh, bàn tay và bàn chân chuyển sang màu đỏ hoặc trắng. Thậm chí, bạn còn cảm thấy đau đớn. Các chuyên gia y tế còn cho rằng, nếu bạn bị lạnh tay chân do các nguyên nhân trên, việc điều trị cần tiến hành kịp thời, tránh những nguy cơ sức khỏe lâu dài như kinh nguyệt ít, vô sinh, luôn mệt mỏi, dễ ớn lạnh, bệnh thấp khớp,…Để khắc phục: trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân bằng các loại tất, găng tay vừa giữ ấm và thấm hút mồ hôi. Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 – 15phút. Lau khô rồi đi tất ấm. Tuyệt đối không để chân, tay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh. Tuy nhiên cần lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể. Bạn cũng có thể cho thêm chút tinh dầu hoa cúc, oải hương vào nước ngâm chân tay để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, lau khô thật nhanh bằng khăn mềm, xoa kem dưỡng da thì đảm bảo sẽ ngủ ngon qua đêm đông giá lạnh. Bên cạnh giữ ấm cho cơ thể, vẫn cần chế độ vận động hợp lý. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể nóng lên, tăng cường và điều tiết tuần hoàn

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan