Cảnh báo những triệu chứng sốc phản vệ

Tác giả: Thuong Hoai. Ngày đăng: 03-05-2017

Cảnh báo những triệu chứng sốc phản vệ. Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, nếu không phát hiện các triệu chứng sốc phản vệ và xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài phút.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với tụt huyết áp và khó thở xảy ra đột ngột. Ở những người có cơ địa dị ứng, sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Trong một số trường hợp, triệu chức sốc phản vệ có thể xảy ra chậm hoặc không biết tác nhân gây dị ứng.

Nếu triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện càng sớm sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh.

Triệu chứng sốc phản vệ

-         Phản ứng da bao gồm phát ban loang lổ, ngứa.

-         Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù.

-         Tắc các đường dẫn khí gây khó thở và thở khò khè hoặc thở rít.

-         Bắt mạch thấy nhanh và nảy nhẹ.

-         Buồn nôn hoặc tiêu chảy.

-         Chóng mặt, ngất.

Một số tác nhân gây sốc phản vệ thường gặp

Cảnh báo những triệu chứng sốc phản vệ hình ảnh 1

-        Dược phẩm

-        Một số thực phẩm như đậu phộng, trứng, cá, nghêu, sò,…

-        Độc tố do côn trùng đốt như ong, kiến lửa,…

-        Nếu bạn đã từng có một phản ứng dị ứng nặng trong quá khứ, hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có cần được kê ống tiêm tự động epinephrine để mang theo bên người.

Nguyên nhân sốc phản vệ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến

-        Thuốc: Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da ..đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

-        Thức ăn: Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.…

-        Nọc côn trùng: Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân.

Triệu chứng sốc phản vệ

Triệu chứng sốc phản vệ do thuốc hay các nguyên nhân khác về cơ bản giống nhau và xảy ra ở tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

-        Hệ hô hấp: Khó thở, ngạt, tím tái, suy hô hấp cấp do co thắt phế quản gây nghẹt thở là triệu chứng sốc phản vệ dễ nhận biết nhất. Sốc phản vệ gây phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản có trường hợp phù phổi.

-        Hệ tim mạch: Sốc phản vệ làm giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp, trụy tim mạch thường xuất hiện sớm do hậu quả của các chất hóa học đưa vào cơ thể. Thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan máu và giảm co bóp cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ.

-        Hệ thần kinh: Triệu chứng sốc phản vệ lên hệ thần kinh là bệnh nhân nhanh chóng bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm, co giật toàn thân và có thể ngất xỉu hay hôn mê.

-        Hệ tiêu hóa: Nếu bị sốc phản vệ do thực phẩm hay thuốc qua đường uống gây nên, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, nôn, buồn nôn, ỉa chảy không kiểm soát, thậm chí chảy máu tiêu hóa.

-        Da: Da của người bị sốc phản vệ bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phù Quincke (là tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cả vùng dưới và trên bề mặt của da và niêm mạc, chủ yếu xuất hiện ở lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục).

-        Mức độ nặng nhẹ và triệu chứng sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những triệu chứng sốc phản vệ sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.

Nếu bạn gặp một người đang có những triệu chứng sốc phản vệ Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, trong thời gian chờ đợi bạn có thể thực hiện những điều sau:

-         Hỏi người đó xem anh/cô ta có mang theo thuốc chống dị ứng tức thời  không. Nếu người đó nói rằng cần sử dụng dụng cụ tiêm tự động, hãy hỏi xem liệu bạn có thể giúp họ tiêm thuốc hay không, thường là tiêm vào đùi hoặc mông.

-         Để người đó nằm ngửa trên mặt phẳng.

-         Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho họ. Không được cho họ uống bất kì thứ gì.

-         Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.

-         Nếu người đó nôn mửa hoặc chảy máu miệng, hãy đặt họ nằm nghiêng để tránh bị hít sặc.

-         Nếu không có dấu hiệu của hô hấp hoặc tuần hoàn, hãy tiến hành hồi sức tim phổi cho đến khi nhân viên y tế có mặt.

-         Hãy tiếp tục hồi sức dù cho các triệu chứng sốc phản vệ có vẻ thuyên giảm. Sau khi ra khỏi sốc, vẫn có khả năng các triệu chứng sốc phản vệ sẽ tái lại. Kiểm tra ở các cơ sở y tế trong vài giờ là điều cần thiết..

Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ

Cảnh báo những triệu chứng sốc phản vệ

Triệu chứng sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:

  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.
  • Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.
  • Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
  • Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
  • Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.

Dự phòng.

  • Hỏi kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân đặc biệt với các loại thuốc, thức ăn.
  • Thực hiện đúng quy trình thử test với một số thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
  • Luôn nhớ kiểm tra hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ (adrenalin, nước cất, bơm kim tiêm dùng một lần, methylprednisolon hoặc hydrococtison, phương tiện khử trùng) có dủ số lượng, hạn dùng không, phác đồ cấp cứu và hộp thuốc này luôn để ở xe tiêm truyền khi chăm sóc, thực hiện thuốc cho bệnh nhân.
  • Thường xuyên tập huấn lại cho nhân viên về phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?Tìm hiểu, tổng quan, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết. Bệnh có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh, thuốc và cách chữa hiệu quả. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bệnh nhân háp thụ phải thức ăn hoặc nước uống có chứa một số vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng

Lấy lại sinh lực sau cơn tai biến mạch máu não

Làm thế nào để lấy lại sinh lực sau cơn tai biến mạch máu não? Hãy cung tham khảo bài viết đưới đây nhé!

Cảnh báo những triệu chứng sốc phản vệ

Cảnh báo những triệu chứng sốc phản vệ. Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, nếu không phát hiện các triệu chứng sốc phản vệ và xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài phút.