Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Tác giả: Cherry Quỳnh. Ngày đăng: 14-06-2016

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?Tìm hiểu, tổng quan, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết. Bệnh có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh, thuốc và cách chữa hiệu quả.Là một loại lo lắng được xác định bởi sự ám ảnh (tái phát, suy nghĩ xâm nhập) và ép buộc (lặp đi lặp lại, những hành vi mang tính nghi thức).

Tổng quan

Là một loại lo lắng được xác định bởi sự ám ảnh (tái phát, suy nghĩ xâm nhập) và ép buộc (lặp đi lặp lại, những hành vi mang tính nghi thức). Rối loạn này thường bắt đầu ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên, và có phần phổ biến trong và sau khi mang thai. Triệu chứng OCD dao động trong suốt cuộc đời, nhưng hiếm khi biến mất hoàn toàn.

Triệu chứng

Ám ảnh cưỡng chế có thể có nhiều hình thức, ví dụ: sợ sự ô nhiễm, dơ bẩn một cách thái quá (rửa tay liên tục hoặc từ chối bước vào vết nứt trên vỉa hè); tích trữ, ám ảnh về sự xâm phạm. Các triệu chứng gây đau khổ hay can thiệp vào cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân thường nhận ra hành vi này là quá mức và không hợp lý.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Kiểm tra tác dụng phụ của các thuốc đang sử dụng hoặc xem xét hội chứng Parkinson - các yếu tố có thể dẫn đến hành vi OCD. Ở trẻ em OCD mang tính tạm thời có thể phát sinh từ bệnh nhiễm trùng cổ họng do liên cầu. Bảng câu hỏi, như thang ám ảnh nghi thức của Yale-Brown, có thể giúp chẩn đoán OCD và theo dõi tiến trình điều trị.

Điều trị

OCD được điều trị bằng thuốc, bao gồm: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (citalopram / Celexa, fluoxetine / Prozac, fluvoxamine / Luvox, paroxetine / Paxil, sertraline / Zoloft) hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng (clomipramine / Anafranil).

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan