Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh á sừng

Tác giả: Đặng Ngọc Kiều Giang. Ngày đăng: 10-05-2017

Bệnh á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến, hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh á sừng hoàn toàn, tuy nhiên nếu bạn áp dụng những chỉ dẫn dưới đây, tình trạng bệnh có thể được cải thiện.

Bệnh á sừng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn. Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn. 

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh á sừng hình ảnh 1

Tổn thương á sừng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bất kể vào mùa nào trong năm. Về mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm  máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với  xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất... thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng

Về nguyên nhân của bệnh cho đến nay chưa thật rõ ràng. Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc...Nếu là biểu hiện của viêm da cơ địa thì các yếu tố gây dị ứng hay kích ứng cũng thường là tác nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh. Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp,...

Chưa có phương pháp chữa bệnh á sừng hoàn toàn

Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng thêm.

Phương pháp chữa bệnh á sừng hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ betamethazone (Diprosalic 15g), dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. 

Những điều cần lưu ý khi trong quá trình chữa bệnh á sừng

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh á sừng hình ảnh 2

Không bóc vẩy

Lưu ý quan trọng nhất trong quá trình chữa bệnh á sừng đó là tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng. 

Không nên ngâm rửa tay chân quá nhiều.

Trong quá trình chữa bệnh á sừng không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công. 

Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy rửa cao.

Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ.

Nên đeo găng tay và đi tất khi trời lạnh.

Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ. 

Không tiếp xúc nhiều với hóa chất.

Trong quá trình chữa bệnh á sừng bệnh nhân không nên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.

Tăng cường ăn rau quả tươi.

Để tăng hiệu quả khi chữa bệnh á sừng cần tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà...

Dưỡng ẩm thường xuyên cho da

Cần giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.

Cắt móng tay chân thường xuyên

Thường xuyên cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm khuẩn.

Thay đổi môi trường sống nếu cần thiết

Nếu tình trạng của bạn vẫn không cải thiện mặc dù đã cố gắng chữa bệnh á sừng trong thời gian dài bạn nên suy nghĩ đến việc thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Dị ứng sữa ở trẻ em

Dị ứng sữa, một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa bò là nguyên nhân thường gặp, tuy nhiên sữa cừu, dê, trâu và các động vật có vú khác cũng có thể gây nên phản ứng.

Tổng hợp các cách chữa bệnh bạch biến hiệu quả hiện nay

Các cách chữa bệnh bạch biến hiện nay thường tập trung giúp điều trị triệu chứng chứ không giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Thêm vào đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.

Cách chữa bỏng hiệu quả bằng phương pháp đông y

Nếu cách chữa bỏng không đúng rất có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo và mất nhiều thời gian hơn để da hồi phục. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý mỗi khi bị bỏng nhé.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh á sừng

Bệnh á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến, hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh á sừng hoàn toàn, tuy nhiên nếu bạn áp dụng những chỉ dẫn dưới đây, tình trạng bệnh có thể được cải thiện.

Cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản và hiệu quả

Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách chữa bệnh chàm vừa hiệu quả vừa an toàn từ các nguyên liệu tự nhiên dưới đây nhé.

Chăm sóc da bằng TRÀ XANH

Trà xanh là loại thức uống được sử dụng từ lâu đời, gần đây, khoa học đã chứng minh được các thành phần hóa học và hàng loạt các tác dụng tốt của trà xanh cho sức khỏe. Trong đó, trà xanh rất tốt cho một số bệnh ngoài da.

Bạch biến

Bạch biến là bệnh tự miễn dịch, có tính di truyền, khó điều trị, đặc trưng làtình trạng mất sắc tố da, thường xảy ra trên da mặt sau của bàn tay, mặt, nách, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô. Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh.

Bệnh ấu trùng di chuyển ngoài da

Là tình trạng phát ban da do da bị nhiễm ký sinh trùng (giun tròn). Yếu tố nguy cơ bao gồm tắm nắng hoặc đi chân trần trong vùng nhiệt đới, sở thích hoặc nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với đất cát.

Dị ứng với latex (mủ cao su)

Dị ứng với latex (mủ cao su) là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với các protein thực vật (có trong mủ cao su) hoặc các hóa chất trong latex. Latex được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm dùng trong bệnh viện như găng tay và ống truyền, nó cũng được sử dụng trong một loạt các mặt hàng phổ biến như bóng bay, núm vú ở bình sữa cho trẻ em, lốp xe, đồ chơi và bao cao su. Người bị dị ứng với latex cần hạn chế sử dụng chúng.

Viêm mạch mạng xanh tím

Là tình trạng mạch máu nổi như mạng nhện trên da, có màu tím, xảy ra chủ yếu ở cánh tay và chân. Bệnh thường tự phát nhưng có thể do tác dụng phụ của thuốc, các bệnh tự miễn (lupus, hội chứng Anti-phospholipid) và các vấn đề về mạch máu. Bệnh xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và ảnh hưởng đến phụ nữ hơn là nam giới.