Cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản và hiệu quả

Tác giả: Trang Pham. Ngày đăng: 22-05-2017

Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách chữa bệnh chàm vừa hiệu quả vừa an toàn từ các nguyên liệu tự nhiên dưới đây nhé.

Chàm (Eczema) là một hiện tượng rối loạn da mãn tính khá phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho tới người lớn. Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này có thể bao gồm: ngứa liên tục, loét da và đóng vảy, nứt, phồng, rộp, bong, sưng, đỏ và khô da. Các vết chàm có thể làm ảnh hưởng tới các vùng da khác như bàn tay, mắt cá chân, mặt, gáy, đầu gối và ngực.

Cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản và hiệu quả hình ảnh 1

Bệnh chàm được chia thành nhiều loại khác nhau như:

-        Viêm da dị ứng: Thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng và có yếu tố di truyền. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2 - 18 tháng và thường hết khi trẻ đến tuổi dậy thì. Triệu chứng hay gặp là ngứa ở mặt trong khuỷu tay, nhượng chân, mặt. Chỗ bị ngứa có nhiều mụn nhỏ màu đỏ vỡ ra và chảy nước. Ngoài ra da vùng này đóng vẩy và tróc ra.

-        Chàm ở tay: Gây ra bởi sự kích thích của hoá chất như bột giặt, chất tẩy rửa, găng tay cao su… hoặc không rõ nguyên nhân. Triệu chứng thường thấy là nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hoá chất.

-        Chàm đồng tiền: Vết chàm có dạng tròn như đồng tiền, thường gặp ở người lớn. Chỗ bị bệnh chàm khô, ngứa, da bị bong vẩy từng mảng.

-        Chàm thể tạng: Hay gặp ở những người có cơ địa dãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích thích, viêm và chân bị phù. 

Bệnh này thường do di truyền, tuy nhiên một số yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân và điều kiện làm cho các vết chàm xuất hiện. Một số yếu tố có thể khiến da bạn xuất hiện chàm như: dị ứng, do môi trường, do đổ mồ hôi nhiều, căng thẳng về cảm xúc,... Bệnh chàm có thể là mãn tính hoặc cấp tính.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh chàm sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Một số biện pháp điều trị tự nhiên vừa an toàn cho da vừa có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này.

Cách chữa bệnh chàm theo dân gian

Các cách chữa bệnh chàm tự nhiên có thể làm mất nhiều thời gian của bạn để cho kết quả tốt. Nhưng với những phương pháp này không làm hại da và bào mòn da như điều trị bằng hóa chất. Sau đây là một số cách chữa bệnh chàm tự nhiên giúp xóa bỏ các vết chàm mà bạn nên tham khảo:

Cách chữa bệnh chàm bằng dưa chuột

Hàm lượng nước và tinh chất trong nước dưa chuột có đặc tính chống viêm rất tốt. Nó cũng được coi là thần dược giúp loại bỏ các vết chàm. Để loại bỏ các vết chàm bằng dưa chuột bạn hãy áp dụng một trong hai cách sau:

Cách chữa bệnh chàm bằng dưa chuột khá đơn giản. Cắt dưa chuột thành miếng lát mỏng rồi bỏ vào tủ lạnh khoảng nửa giờ. Sau đó bạn sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên khu vực bị chàm khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách làm này 3 – 4 lần/ ngày và duy trì trong vài tháng. 

Cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản và hiệu quả hình ảnh 2

Một cách chữa bệnh chàm băng dưa chuột khác đó là thái lát mỏng dưa chuột sau đó ngâm với nước ít nhất 2 giờ. Bạn sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên vùng da bị chàm khoảng 10-15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng cách làm này nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.

Cách chữa bệnh chàm bằng hạt nhục đậu khấu

Đầu tiên bạn trộn một muỗng mật ong, 1 muỗng hạt nhục đậu khấu và 1 chút quế để tạo ra hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp đó lên da khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch. Hạt nhục đậu khấu có khả năng chống viêm do đó đây là cách chữa bệnh chàm khá an toàn, hiệu quả và được nhiều người áp dụng

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng 1 muỗng bột nhục đậu khấu với 1 muỗng dầu ô liu thành hỗn hợp đặc sánh. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị 15-20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Cách chữa bệnh chàm bằng cây đàn hương

Gỗ đàn hương cũng có tác dụng nhằm điều trị bệnh chàm eczema. Để điều trị bằng loại nguyên liệu này bạn thực hiện như sau.

-        Trộn một lượng vừa đủ bột cây gỗ đàn hương với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt.

-        Sử dụng hỗn hợp này bôi lên da.

-        Để nguyên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện cách làm này 1 lần/tháng.

Cách chữa bệnh chàm bằng cây đàn hương

Bôi gỗ đàn hương lên da cũng được coi là cách chữa bệnh chàm hiểu quả. Để điều trị bằng loại nguyên liệu này bạn thực hiện như sau.

-        Trộn một lượng vừa đủ bột cây gỗ đàn hương với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt.

-        Sử dụng hỗn hợp này bôi lên da.

-        Để nguyên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện cách làm này 1 lần/tháng.

Một số lưu ý khi bị bệnh chàm

-        Tránh sử dụng móng tay hoặc dụng cụ sắc bén để lặn hay tác động đến các vết chàm.

-        Bạn có thể sử dụng kem đánh răng màu trắng để đắp lên các vùng da bị chàm.

-        Bạn có thể sử dụng 2 viên aspirin nghiền nát và tạo thành bột nhão rồi đắp lên vùng da bị chàm.

-        Bổ sung vitamin C là việc nên làm để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.

-        Sử dụng dầu để massage lên da có tác dụng làm mềm da và giảm kích thước của các vết chàm.

-        Nên bổ sung đầy đủ nước hàng ngày để tránh bị mất nước.

-        Ăn nhiều thức ăn chứa kẽm và beta-carotene giúp cơ thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Dị ứng sữa ở trẻ em

Dị ứng sữa, một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa bò là nguyên nhân thường gặp, tuy nhiên sữa cừu, dê, trâu và các động vật có vú khác cũng có thể gây nên phản ứng.

Tổng hợp các cách chữa bệnh bạch biến hiệu quả hiện nay

Các cách chữa bệnh bạch biến hiện nay thường tập trung giúp điều trị triệu chứng chứ không giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Thêm vào đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.

Cách chữa bỏng hiệu quả bằng phương pháp đông y

Nếu cách chữa bỏng không đúng rất có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo và mất nhiều thời gian hơn để da hồi phục. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý mỗi khi bị bỏng nhé.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh á sừng

Bệnh á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến, hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh á sừng hoàn toàn, tuy nhiên nếu bạn áp dụng những chỉ dẫn dưới đây, tình trạng bệnh có thể được cải thiện.

Cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản và hiệu quả

Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách chữa bệnh chàm vừa hiệu quả vừa an toàn từ các nguyên liệu tự nhiên dưới đây nhé.

Chăm sóc da bằng TRÀ XANH

Trà xanh là loại thức uống được sử dụng từ lâu đời, gần đây, khoa học đã chứng minh được các thành phần hóa học và hàng loạt các tác dụng tốt của trà xanh cho sức khỏe. Trong đó, trà xanh rất tốt cho một số bệnh ngoài da.

Bạch biến

Bạch biến là bệnh tự miễn dịch, có tính di truyền, khó điều trị, đặc trưng làtình trạng mất sắc tố da, thường xảy ra trên da mặt sau của bàn tay, mặt, nách, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô. Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh.

Bệnh ấu trùng di chuyển ngoài da

Là tình trạng phát ban da do da bị nhiễm ký sinh trùng (giun tròn). Yếu tố nguy cơ bao gồm tắm nắng hoặc đi chân trần trong vùng nhiệt đới, sở thích hoặc nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với đất cát.

Dị ứng với latex (mủ cao su)

Dị ứng với latex (mủ cao su) là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với các protein thực vật (có trong mủ cao su) hoặc các hóa chất trong latex. Latex được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm dùng trong bệnh viện như găng tay và ống truyền, nó cũng được sử dụng trong một loạt các mặt hàng phổ biến như bóng bay, núm vú ở bình sữa cho trẻ em, lốp xe, đồ chơi và bao cao su. Người bị dị ứng với latex cần hạn chế sử dụng chúng.

Viêm mạch mạng xanh tím

Là tình trạng mạch máu nổi như mạng nhện trên da, có màu tím, xảy ra chủ yếu ở cánh tay và chân. Bệnh thường tự phát nhưng có thể do tác dụng phụ của thuốc, các bệnh tự miễn (lupus, hội chứng Anti-phospholipid) và các vấn đề về mạch máu. Bệnh xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và ảnh hưởng đến phụ nữ hơn là nam giới.