Đái dầm

Tác giả: Kue Nie. Ngày đăng: 08-07-2016

Đái dầm là chứng bệnh tiểu không tự chủ thường gặp ở khoảng 10% số trẻ em từ 5 đến 6 tuổi. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng là phổ biến hơn vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm có thể là căn bệnh tự phát hoặc do căng thẳng nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn khác như: nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, táo bón.

Tổng quan

Đái dầm là chứng bệnh tiểu không tự chủ thường gặp ở khoảng 10% số trẻ em từ 5 đến 6 tuổi. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng là phổ biến hơn vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm có thể là căn bệnh tự phát hoặc do căng thẳng nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn khác như: nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, táo bón.  

Triệu chứng

Tiểu không tự chủ, đặc biệt là về ban đêm.

Chẩn đoán

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu và đo nồng độ glucouse. Nếu nguyên nhân của đái dầm bị nghi ngờ là do các rối loạn khác, bệnh nhân có thể sẽ cần phải siêu âm.

Điều trị

Hầu hết trẻ em khi lớn lên, chứng đái dầm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Việc tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ cũng có hiệu quả.
Các phương pháp điều trị khác có thể áp dụng là: dụng cụ báo động lúc đái dầm, sử dụng thuốc kê theo toa.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan