Điều trị ngay tinh hoàn ẩn ở trẻ để tránh vô sinh về sau.

Tác giả: hoaithuong. Ngày đăng: 02-05-2017

Tinh hoàn ẩn ở trẻ là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng. Bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị ngay từ sau khi chào đời để tránh gặp phải các biến chứng sau này.

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có chức năng sinh tinh (trùng) và hormone giới tính. Cả hai tinh hoàn thường nằm trong bìu, cạnh gốc dương vật. Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn ban đầu phát triển ở bụng sau đó di chuyển xuống bìu trước hoặc sau khi sinh ra.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu nhưng nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần.Trong nhiều trường hợp, tinh hoàn sẽ tự động di chuyển xuống bìu trước khi trẻ được ba tháng tuổi. Nếu tinh hoàn không nằm trong bìu cho đến khi sáu tháng tuổi, rất khó để tinh hoàn tự động đi xuống và cần được điều trị.

Điều trị ngay tinh hoàn ẩn ở trẻ để tránh vô sinh về sau hình ảnh 1

Bình thường ở bìu có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, khi bị ẩn nằm ở vùng bụng thì chịu nhiệt độ cao của cơ thể làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Nếu  bé trai bị 1 tinh hoàn ẩn  và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường. Nếu bé trai bị 2 tinh hoàn ẩn và tinh hoàn ở ống bẹn thì cũng có thể gây vô sinh. Bệnh nhân sau 5 tuổi không được phẫu thuật thì tỷ lệ vô sinh cao tới 75%. 

Bên cạnh đó, nếu tinh hoàn ẩn trong ổ bụng phát hiện muộn, không được phẫu thuật có thể âm ỉ phát triển thành u ác tính. Tỷ lệ này cao từ 22 – 40 lần so với trẻ bình thường. Do vậy, cần phát hiện tinh hoàn ẩn  để được điều trị thích hợp.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe dưới đây vì thế việc đưa tinh hoàn trở lại bìu như bình thường rất quan trọng.

-       Khả năng sinh sản. Nhiệt độ ở bìu thấp hơn ở bụng, và các ống sinh tinh ở tinh hoàn hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ thấp hơn. Tinh hoàn tiếp xúc môi trường có nhiệt độ cao hơn bìu có thể gây hại đến việc sinh tinh. Đưa tinh hoàn xuống bìu trong khỏang từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể nâng cao chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản sau này. Nam giới có tinh hoàn ẩn hai bên có chất lượng tinh trùng kém, ngay cả khi đã được điều trị bằng phẫu thuật.

-        Ung thư. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn tăng gấp 10 lần so với nam giới bình thường. Nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn còn ngay cả khi đưa tinh hoàn xuống bìu sớm. Tinh hoàn bên còn lại bình thường cũng có nguy cơ cao bị ung thư tương đương với bên tinh hoàn ẩn.

-        Chấn thương. Khi tinh hoàn bị kẹt ở một vị trí bất thường sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc xoắn tinh hoàn (bị vặn xoắn ngăn cản sự cung cấp máu). Tinh hoàn ở bìu sẽ có tính di động cao hơn và khó có thể bị chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày.

-        Thoát vị bẹn. “Túi” thoát vị  xuất hiện khi một phần mô lòi ra khỏi thành ruột yếu và hầu như có liên quan đến tinh hoàn không xuống. Nếu phẫu thuật để đưa tinh hoàn trở lại bìu, thoát vị bẹn sẽ được phối hợp điều trị trong thời điểm này.

-        Hình ảnh bản thân. Khi các bé trai trưởng thành, hình ảnh của bản thân rất quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên. Tinh hoàn không bình thường sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tự tin và lòng tự trọng của các bé trai. Thông thường, người ta sẽ đặt tinh hoàn giả (bằng silicon chẳng hạn) vào bìu giúp bìu trở lại hình dạng bình thường.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ -  Nguyên nhân do đâu?

Tinh hoàn ẩn ở trẻ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn và thường được phát hiện ở những trẻ bị rối loạn nội tiết. Dị tật bẩm sinh lúc sinh hoặc bất thường về di truyền ví dụ như hội chứng Klinefelter cũng có thể khiến tinh hoàn không xuống.

Những trẻ bị tật nứt đốt sống và hội chứng Down cũng có nguy cơ rất cao gặp phải tình trạng trên. Tuy vậy cũng có khá nhiều trẻ được sinh ra với tinh hoàn ẩn nhưng lại không xác định được nguyên nhân.

Không nên nhầm lẫn giữa tinh hoàn ẩn ở trẻ và co kéo tinh hoàn. Tinh hoàn bị co kéo khi phần cơ cơ bìu (gắn với tinh hoàn) kéo nó lên trên cao khiến ta không thể thấy hoặc cảm nhận được.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Tinh hoàn ẩn ở trẻ được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng bởi bác sĩ có chuyên môn. Trong một số trường hợp, tinh hoàn ẩn có thể cảm nhận được ở phần bụng dưới. Không nên thăm khám trong điều kiện nhiệt độ thấp vì có thể xảy ra tình trạng co kéo tinh hoàn lên trên.

Điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ

Điều trị ngay tinh hoàn ẩn ở trẻ để tránh vô sinh về sau hình ảnh 2

Nếu tinh hoàn có thể xuống lại bìu thì không cần phải can thiệp. Tình trạng này có thể làm cho tinh hoàn nằm cao hơn bìu trong vài năm nhưng nó có thể tự điều chỉnh vào lúc dậy thì. Trường hợp tinh hoàn ẩn ở trẻ không xuống lại bìu có thể được điều trị bằng hai cách:

-         Phẫu thuật

-         Tiêm hormone (hóc-môn)

Phương pháp thường gặp và được ưa chuộng nhất để điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ là phẫu thuật (orchidopexy). Phẫu thuật sẽ xác định tinh hoàn ở trong bụng hay ở cao hơn bìu rồi đưa nó trở lại vào bìu. Trong một số trường hợp, tiêm hormone có thể giúp tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Hormone tiêm vào có tên là hCG sẽ giúp tinh hoàn sản xuất ra hormone nam. Một lượng hormone nam lớn hơn có thê đưa tinh hoàn xuống, nhưng nếu không xuống được thì cần phải phẫu thuật. Tiêm hormone sẽ hiệu nhất khi tinh hoàn đã gần xuống tới bìu.

Lúc nào nên đưa trẻ đi phẫu thuật?

Bởi vì tinh hoàn không xuống lúc sinh ra sẽ di chuyển xuống bìu trong khoảng 6 tháng đầu, tốt nhất nên đợi cho đến giai đoạn này để đưa ra quyết định có phẫu thuật hay không. Nếu lúc 6 tháng tuổi tinh hoàn vẫn không sờ thấy được hoặc nằm quá cao, khó có khả năng nó sẽ tự động xuống mà không cần điều trị.

Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: Nếu tinh hoàn ẩn ở trẻ chưa xuống bìu nhưng sờ nắn thấy ở ống bẹn, thấp về phía túi bìu thì nên theo dõi thêm, một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi. Nếu sau 1 năm tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên điều trị thuốc và chuẩn bị phẫu thuật sớm. Còn nếu không nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn, siêu âm có thể thấy tinh hoàn trong ổ bụng thì nên mổ sớm vào những tháng cuối của năm tuổi đầu tiên.

Ở lứa tuổi trên 1 tuổi: Hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn ở trẻ tới khám ở lứa tuổi trên 1 tuổi. Chỉ định mổ tốt nhất là từ 1 tới 2 tuổi. Tùy theo tường trường hợp mà các bác sĩ chỉ định điều trị: Ðiều trị bằng thuốc nội tiết trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật hoặc phải phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu.

Quá trình phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở trẻ diễn ra như thế nào?

Đứa bé được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở bẹn để tiếp cận được với tinh hoàn nằm ở ống bẹn (đường đi của tinh hoàn xuống bìu). Tinh hoàn sẽ được lấy ra khỏi bẹn và ống dẫn tinh nối tinh hoàn với cơ thể sẽ được gỡ xoắn và kéo dãn theo chiều dài hết mức có thể. Những mô gây cản trở có thể sẽ phải cắt đi.

Bìu sẽ được rạch một đường và tinh hoàn được đưa xuống bìu. Đường rạch sẽ được khâu lại khi tinh hoàn đã vào đúng vị trí để đảm bảo rằng nó không bị kéo ra ngoài trở lại. Tất cả đường rạch sẽ khép lại và hầu hết các trường hợp các bé sẽ ra về trong ngày.

Có biến chứng gì khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở trẻ không?

Thường sẽ có một số ít trường hợp bị biến chứng khi thực hiện phẫu thuật. Nhiễm trùng hoặc chảy máu vết thương. Mạch máu tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh có thể bị tổn thương vì những cấu trúc này khá mong manh. Trong một số trường hợp hiếm, tinh hoàn chưa về được bìu sau lần phẫu thuật đầu tiên và cần thực hiện lại vào năm sau. Sau phẫu thuật, tinh hoàn cần được thăm khám định kì.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Bệnh xuất tinh sớm – Việc chữa trị cần dựa vào nguyên nhân

Bệnh xuất tinh sớm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó là một trong những nguyên nhân tế nhị khiến nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Xuất tinh sớm làm cho cuộc giao hợp trở nên không trọn vẹn bởi vì chỉ có người nam giới đạt được tột độ khoái cảm, còn người phụ nữ chưa có đủ thời gian hưng phấn để đạt được khoái cảm cao độ.

Điều trị ngay tinh hoàn ẩn ở trẻ để tránh vô sinh về sau.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng. Bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị ngay từ sau khi chào đời để tránh gặp phải các biến chứng sau này.

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư tinh hoàn để tăng cơ hội chữa trị

Nếu phát hiện sớm những triệu chứng và dấu hiệu ung thư tinh hoàn thì khả năng chữa khỏi rất cao. Việc tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên có thể giúp phát hiện khối u sớm và điều này sẽ tăng cơ hội điều trị thành công ung thư tinh hoàn.

Sex an toàn để phòng tránh mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục) là một căn bệnh lây qua đường tình dục xảy ra khá phổ biến do virus herpes simplex gây ra. Quan hệ tình dục an toàn có thể phần nào phòng tránh việc lây truyền bệnh.