Cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu

Tác giả: Dai Trang. Ngày đăng: 22-05-2017

Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn khá nguy hiểm nếu có biến chứng do đó cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu. Hiện nay bệnh cực kỳ hiếm gặp do đã có vắc-xin phòng ngừa.

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm có khả năng gây tử vong chủ yếu ảnh hưởng mũi, cổ họng, đôi khi ở da và có thể gây tử vong. Các vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu.

Cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu hình ảnh 1

Dấu hiệu bệnh bạch hầu thường sốt nhẹ, đau đầu, viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở, đau họng dẫn tới chán ăn. Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi. Da trở nên sạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực. Sau khi xuất hiện triệu chứng của bệnh bạch hầu như trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen. Tuỳ từng vị trí vi khuẩn phát sinh mà bệnh có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu tùy thuộc vào biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân với bệnh bạch hầu, và mức độ lan tràn độc tố trong máu.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu mũi.

Như là một trường hợp viêm đường hô hấp, đặc biệt có chảy mũi nước và triệu chứng toàn thân nghèo nàn, dần dần chất dịch mũi trở nên nhầy quánh và rồi thì có khi có máu và làm tổn thương bờ môi trên, một mùi hôi có thể ghi nhận được và nếu thăm khám cẩn thận sẽ thấy một màng trắng trong hốc mũi. Hấp thu độc tố từ từ và thiếu vắng các triệu chứng toàn thân thường làm chậm chẩn đoán.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu họng – Amydal.

Chán ăn, bất an, sốt, viêm họng cũng là một trong những dấu hiệu bệnh bạch hầu họng – Amydal. Trong vòng 1- 2 ngày một màng giả xuất hiện. Màng giả ban đầu mỏng, màu xám, như màng nhện lan dần từ amydal đến vòm khẩu cái, màng giả rất dính với niêm mạc bên dưới và phủ mặt vòm hầu và thành sau họng có khi lan xuống thanh khí quản, nếu bóc tách màng giả gây chảy máu. Hạch bạch huyết vùng cổ phản ứng có khi phù nề vùng mô mềm của cổ rất trầm trọng tạo thành triệu chứng cổ bò “Bull neck” .

Tiến trình của bệnh bạch hầu còn tùy thuộc vào diện tích của màng giả và lượng độc tố sản xuất. Một số trường hợp có suy hô hấp và tuần hoàn, tỷ lệ mạch nhiệt độ gia tăng không tương ứng, khẩu cái có thể bị liệt, làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, hôn mê và chết có thể tiếp theo trong vòng 7- 10 ngày, một số trường hợp hồi phục chậm, có biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu thanh quản.

Bệnh bạch hầu thanh quản có thể là do màng giả lan từ cổ họng xuống. Dấu hiệu bệnh bạch hầu thanh quản thường là khó thở dữ dội, diễn tiến có tiếng rít thanh quản, khàn giọng, cần gián biệt với các trường hợp viêm thanh quản do các nguyên nhân khác, phản xạ co kéo trên xương ức, thượng đòn, khoảng gian sườn rất dữ dội, có khi có sự tắc thanh quản và có thể chết trừ trường hợp được khai khí quản kịp thời. Thỉnh thoảng có khó thở đột ngột và tắc nghẽn gây chết đột ngột khi một phần màng giả bóc ra gây bít đường thở.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu ác tính.

Triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc rầm rộ nặng nề là một trong những dấu hiệu bệnh bạch hầu ác tính. Bệnh nhân có thể có dấu cổ bò, kèm theo trụy tim mạch, suy hô hấp nặng, tổn thương màng giả tại chỗ cũng lan rộng, nhanh, nặng nề. Tiên lượng dè dặt. Tử vong nhanh.

Cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu hình ảnh 2

Có 2 thể bạch hầu ác tính:

-         Thể tiên phát xuất hiện ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của bệnh, dấu hiệu bệnh bạch hầu ác tính thể này thường đột ngột như sốt cao (39-40 độ C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch cổ sưng to, cổ bạnh ra. Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, sốt cao, xuất huyết nhiều nơi, khi uống nước sẽ bị sộc ra mũi, huyết áp hạ, mạch nhanh. Bệnh nhân có thể bị tử vong.

-         Thể thứ phát thường xuất hiện sau bạch hầu họng thông thường do điều trị muộn. – Bạch hầu thanh quản: Phần lớn do bạch hầu họng thể thông thường không được điều trị kịp thời gây ra. Ở thể này, màng giả lan xuống tận thanh quản.

Đường lây truyền bệnh.

Nguồn lây chủ yếu là người bệnh (thể điển hình hoặc thể ẩn). Người bệnh bài tiết vi khuẩn từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến lúc khỏi về lâm sàng. Khi nói chuyện vi khuẩn theo nước bọt lây trực tiếp từ người này sang người khác, hoặc lây qua đồ dùng bị dính vi khuẩn bạch hầu. Người vừa khỏi bệnh còn mang vi khuẩn từ 2 tuần đến vài năm.

Đường lây truyền của bệnh:

-         Trực tiếp: Qua đường thở do khi nói, hắt hơi vi khuẩn truyền từ người bệnh sang người lành.

-         Gián tiếp: thông qua đồ dùng, thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn của bệnh nhân. Ngoài ra có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…

Nhờ vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia mà nước ta hầu như đã khống chế thành công bệnh Bạch hầu trê phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ mắc bạch hầu liên tục giảm từ năm 1984 đến nay, tương ứng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin DPT (Bạch Hầu-Ho gà-Uốn ván).

Việt Nam đã khống chế tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,04/100.000 dân. Đặc biệt năm 2010 tỷ lệ mắc bạch hầu trên 100.000 dân xuống dưới 0,01 với 6 ca rải rác và chỉ xảy ra duy nhất ở một tỉnh (TP. Hồ Chí Minh).

Bệnh bạch hầu và cách phòng chống.

-         Phòng bệnh không đặc hiệu: Ngay khi có những dấu hiệu bệnh bạch hầu cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

-         Phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

-         Người tiếp xúc với mầm bệnh. Tiêm một liều biến độc tố bạch hầu và điều trị Benzathine Pénicilline (600.000 đơn vị nếu < 30Kg hoặc 120.000 đơn vị nếu > 30 Kg), hoặc Erythromycine (40 – 50 mg/Kg/ngày x 7 -10 ngày).

-         Người mang mầm bệnh không có triệu chứng nếu phát hiện được do cấy tìm vi khuẩn, nhận một liều biến độc tố bạch hầu cho Pénicilline hoặc Erythromycine 7 -10 ngày và được theo dõi. Kháng độc tố không khuyến cáo sử dụng cho người tiếp xúc và người mang mầm bệnh không có triệu chứng.

-         Sau khi khỏi bệnh, cần phải đi tiêm phòng lại để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạch hầu có thể quay trở lại nếu không tiêm chủng để phòng ngừa.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Viêm vọng hạt – Căn bệnh mạn tính dai dẳng

Bệnh viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính xảy ra khá phổ biến ở người trưởng thành. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng cách vệ sinh vùng họng hàng ngày sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các khói bụi độc hại hay hạn chế hút thuốc lá.

Cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn khá nguy hiểm nếu có biến chứng do đó cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh bạch hầu. Hiện nay bệnh cực kỳ hiếm gặp do đã có vắc-xin phòng ngừa.

Viêm tai xương chũm

Xương chũm là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào - tai giữa, nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn Streptococcus.Viêm tai xương chũm là bệnh lý hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tích tổn thương tìm thấy ở xương chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương làm các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá vỡ dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi có những khối xương mục. Lớp vỏ ngoài của xương có thể bị thủng và mủ chảy ra ngoài ngay dưới da hoặc có thể đổ vào nội sọ gây những biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng

Viêm họng là gì?Tìm hiểu, tổng quan, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết. Bệnh có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh, thuốc và cách chữa hiệu quả. Viêm họng cấp tính và nhiễm trùng họng có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra. Khoảng 40% -60% các trường hợp viêm họng là do vi-rút gây ra và khoảng 15% là do liên cầu khuẩn Streptococcus.

Chấn thương mũi

Chấn thương mũi là phổ biến, thường gặp nhất là gãy xương và chảy máu mũi. Đa số các ca chảy máu thường tự cầm mà không cần điều trị. Bệnh nhân thường có khối máu tụ vách ngăn, chảy nước mũi dịch não tủy (chất lỏng trong suốt từ mũi), răng không khép khít hàm được hoặc hiện tượng nhìn đôi thường đi kèm với chấn thương gãy mũi.