Mẹ đã hiểu rõ về bệnh quai bị ở trẻ em?

Tác giả: Bích Nguyễn. Ngày đăng: 07-05-2017

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, tuy vậy vẫn chưa có thuốc chữa quai bị đặc hiệu. Điều duy nhất mà cha mẹ có thể làm là cho bé nghỉ ngơi đầy đủ và cách ly bé để tránh lây lan bệnh cho những người khác.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi. Bé nam thường mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, nước bọt bị nhiễm trùng bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi.

Mẹ đã hiểu rõ về bệnh quai bị ở trẻ em hình ảnh 1

Trước đây bệnh quai bị ở trẻ khá phổ biến ở Hoa Kỳ. Nhưng sau khi vacxin quai bị được đưa vào chủng ngừa thường quy, số trường hợp bệnh quai bị đã giảm đi đáng kể. Tại Việt Nam, hiện nay vacxin ngừa bệnh quai bị ở trẻ chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, do đó tỷ lệ mắc bệnh quai bị trong cộng đồng còn cao. Các biến chứng của bệnh quai bị hiếm gặp nhưng khi xảy ra thường nghiêm trọng, ví dụ như là điếc vĩnh viễn.

Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Dịch quai bị vẫn xảy ra ở Hoa Kỳ, và quai bị vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó chủng ngừa quai bị vẫn là một vấn đề quan trọng.

Sưng má – Dấu hiệu điển hình của bệnh quai bị ở trẻ em

Một số trường hợp nhiễm virus quai bị có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Thường khoảng 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus thì các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em mới bắt đầu xuất hiện, có thể gồm:

Sưng đau tuyến nước bọt ở một hoặc cả hai bên của khuôn mặt (viêm tuyến mang tai) là dấu hiệu đầu tiên của bệnh quai bị ở trẻ em. Thật ra, “quai bị” là một thuật ngữ cũ dùng để diễn đạt cục u hay bướu bên trong má.

-         Sốt

-         Đau đầu

-         Yếu và mệt mỏi

-         Chán ăn

-         Đau khi nhai hoặc nuốt

Bệnh quai bị ở trẻ em cần được điều trị ngay để tránh lây lan. Hãy điện thoại hẹn trước để bạn không phải đợi lâu ở phòng chờ khám, nhằm hạn chế lây nhiễm cho người khác. Nhờ chích ngừa nên hiện nay bệnh quai bị không còn phổ biến, do đó các dấu hiệu và triệu chứng của bạn hoặc con bạn có thể do 1 tình trạng khác gây ra. Sốt và sưng tuyến nước bọt có thể là dấu hiệu của viêm amidan hoặc tắc ống tuyến nước bọt.

Bệnh quai bị ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân của bệnh quai bị ở trẻ em là do virus quai bị, lây dễ dàng từ người sang người qua nước bọt bị nhiễm. Nếu bạn không có miễn dịch, bạn có thể bị bệnh quai bị do hít phải những giọt nước bọt của người bệnh khi họ hắt hơi hoặc ho. Bạn cũng có thể bị bệnh quai bị khi dùng chung đồ dùng hoặc ly với người bị bệnh quai bị.

Bệnh quai bị ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Mẹ đã hiểu rõ về bệnh quai bị ở trẻ em hình ảnh 2

Các biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em thường nghiêm trọng, nhưng hiếm khi xảy ra. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp:

-         Tinh hoàn. Viêm tinh hoàn làm cho một hoặc cả hai tinh hoàn bị sưng tấy ở nam giới đến tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn gây đau tại chỗ nhưng hiếm khi dẫn đến vô sinh (mất khả năng làm cha).

-         Tuyến tụy. Đau ở vùng bụng trên, buồn nôn và nôn có thể là biểu hiện của biến chứng viêm tụy cấp.

-         Não. Nhiễm virus quai bị có thể dẫn đến viêm não, đôi khi đe dọa tính mạng hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.

-         Màng và chất dịch bao quanh não và tủy sống. Tình trạng này được gọi là viêm màng não, có thể xảy ra nếu virus quai bị đi theo đường máu vào hệ thần kinh trung ương.

-         Điếc. Biến chứng này ít khi xảy ra đối với các trường hợp mắc bệnh quai bị ở trẻ em nhưng khi xảy ra thường gây điếc vĩnh viễn, ở một hoặc cả hai tai.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em do siêu vi gây ra, do đó kháng sinh không có hiệu quả. Giống như hầu hết các bệnh do virus khác, không có thuốc làm ngăn chặn tiến triển của bệnh. May mắn thay, hầu hết trẻ em và người lớn phục hồi không biến chứng trong vòng hai tuần.

Nhìn chung, một tuần sau khi được chẩn đoán mắc bệnh quai bị, trẻ em có thể được xem như hết truyền nhiễm và có thể trở lại trường học. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn:

-         Cách ly bạn hoặc con bạn để tránh lây bệnh cho người khác. Người bị quai bị lây lan nhiều nhất trong vòng năm ngày đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

-         Dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen.  Mặc dù aspirin được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng đừng bao giờ dùng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên có triệu chứng giống cúm. Nguyên nhân là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, nhất là ở trẻ em.

-         Chườm gạc lạnh để giảm đau cho các tuyến bị sưng.

-         Mặc quần nâng bìu và chườm lạnh để giảm đau cho tinh hoàn.

-         Tránh những thức ăn cần phải nhai nhiều. Ăn thức ăn mềm lỏng như cháo, súp…

-         Tránh các thức ăn chua, chẳng hạn như trái cây hoặc nước trái cây có vị chua, vì sẽ kích thích sản xuất nước bọt.

-         Uống nhiều nước.

Phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em như thế nào?

Trẻ được xem là miễn dịch với bệnh quai bị nếu trước đây trẻ đã bị quai bị hoặc đã chủng ngừa quai bị. Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên cho bé nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho bé ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Hiện nay chúng ta có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách tiêm ngừa quai bị để tạo miễn dịch chủ động cho bé lúc bé được 12 tháng tuổi.

Thuốc chủng ngừa bệnh quai bị thường được sản xuất dưới dạng kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR). Khuyến cáo tiêm hai liều vắc-xin MMR cho trẻ trước tuổi đi học:

-         Liều đầu tiên ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng

-         Liều thứ hai ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi, hoặc từ 11 đến 12 tuổi nếu trước đó chưa chích liều nào.

Khi có dịch quai bị bùng phát, sinh viên và nhân viên y tế được vận động chích đủ 2 liều vắc xin MMR vì 1 liều duy nhất không đủ để bảo vệ trong thời gian xảy ra dịch.

Đối tượng không cần chủng ngừa vắc-xin MMR

Bạn không cần tiêm vắc xin nếu:

-         Đã chích hai liều vắc-xin MMR sau 12 tháng tuổi hoặc một liều vắc-xin MMR cộng với một liều vắc xin sởi

-         Đã chích một liều MMR và bạn không có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh sởi hoặc quai bị

-         Đã xét nghiệm máu chứng minh bạn có miễn dịch với bệnh sởi, quai bị và rubella

-         Là đàn ông trên 55 tuổi

-         Là phụ nữ trên 55 tuổi và không dự tính có thêm con nữa, đã chích ngừa rubella hoặc có xét nghiệm rubella dương tính.

Ngoài ra, vắc-xin không được khuyến cáo cho:

-         Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ dự định có thai trong vòng bốn tuần tới

-         Người có tiền sử phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin

-         Người suy giảm miễn dịch nặng, hoặc người đang uống steroid, trừ khi những lợi ích của vắc-xin vượt quá rủi ro

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus (tiếng Anh: viral hemorrhagic fever, viết tắt: VHF) là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg

Bệnh cúm H5N1

Bệnh cúm A H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus cúm type A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.Người bệnh nhiễm cúm A H5N1 thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Mùa đông thời tiết trở lạnh là dịp cao điểm dễ bùng phát thành dịch. Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm gia cầm H5N1 thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng

Quai bị

Là bệnh truyền nhiễm do vi rút quai bị (vi rút thuộc nhóm Paramyxo) gây ra, làm sưng đau các tuyến mang tai (các tuyến nước bọt nằm giữa tai và hàm). Virus này có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, vú, não và màng não. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi 2-12, tuy nhiên khoảng 10% người trưởng thành có nguy cơ bị bệnh

Sốt Zika - Bệnh do virus Zika

Sốt Zika là một bệnh do Virus Zika (hay được gọi là virus ăn não người) gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm virus. Tuy nhiên, một trường hợp nó có khả năng lan truyền từ người sang người. Triệu chứng tương tự như nhiễm trùng do các vi rút arbo khác như SXHD, bao gồm sốt, nổi ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp và đau cơ, mệt mỏi và đau đầu

Bệnh cúm A (H7N9)

Vi rút cúm A H7 là nhóm vi rút cúm thường lưu hành ở các loài chim. Vi rút cúm A (H7N9) là một phân nhóm trong nhóm vi rút cúm A H7. Mặc dù một vài phân nhóm của vi rút H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) thỉnh thoảng được tìm thấy gây nhiễm trên người, tuy nhiên chưa có trường hợp nào được ghi nhận nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người cho tới khi các trường hợp đầu tiên phát hiện tại Trung Quốc được công bố vào ngày 31/3/2013. Bệnh nhân thường bị viêm phổi nặng. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Chỉ có một số rất ít trường hợp biểu hiện nhẹ nhàng như cảm cúm thông thường và tự khỏi.

Mẹ đã hiểu rõ về bệnh quai bị ở trẻ em?

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, tuy vậy vẫn chưa có thuốc chữa quai bị đặc hiệu. Điều duy nhất mà cha mẹ có thể làm là cho bé nghỉ ngơi đầy đủ và cách ly bé để tránh lây lan bệnh cho những người khác.

Tay chân miệng

Bệnh tay, chân, miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột Coxsackie A16 gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em (dưới 3 tuổi). Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước bắt đầu tử cổ họng. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Bạch hầu

Là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác, có thể gây tắc nghẽn đường thở và rối loạn nhịp tim.

Nhiễm khuẩn Klebsiella

Vi khuẩn Klebsiella có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm khuẩn Klebsiella thường gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng mạn tính ở mũi. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.

Sởi

Sởi là một bệnh virus rất dễ lây lan. Sởi gây ra sốt, ho, viêm kết mạc, và phát ban.Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi... của người bệnh. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 7-14 ngày sau khi tiếp xúc. Bệnh sởi có thể gây chết người.

Viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản do vi-rút thuộc nhóm Flavi, họ arbovirus nhóm B gây ra, lây nhiễm vào não qua vết muỗi đốt (muỗi Culex). Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản với biểu hiện viêm não – màng não tuỷ với tỉ lệ mắc và tử vong rất cao. Bệnh xảy ra chủ yếu ở các nước châu Á.Hiện có vắc-xin chống lại căn bệnh này.