Những điều cần quan tâm về tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tác giả: Lê Thùy Linh. Ngày đăng: 17-05-2017

Những điều cần quan tâm về tiêu chảy cấp ở trẻ em: Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp và bố mẹ thường bị lúng túng khi trẻ gặp trường hợp này. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ, bố mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách điều trị cho trẻ hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Uống nhiều nước hơn bình thường: nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Tiếp tục cho ăn: Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Những điều cần quan tâm về tiêu chảy cấp ở trẻ em

Nên cho các bé uống nhiều nước hơn

Bổ sung kẽm: Các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống 10-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Qua một số nghiên cứu được tiến hành rộng rãi cho thấy Smecta® (diosmectite) cũng giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Ngoài ra,  cần đưa trẻ trở lại ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

Để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

 Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng một số thuốc sau: Thuốc kháng sinh: Dùng khi thấy phân trẻ có máu, tốt nhất cần cho trẻ đi khám bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: Nếu tiêu chảy cấp ở trẻ em do lỵ trực khuẩn Shigella thì dùng ciprofloxacin; nếu do lỵ amip thì dùng metronidazol; nếu do vi khuẩn tả thì có thể dùng azythromycin...

Nuốt nguyên vẹn cả bột trong gói hoặc khuấy đều trong thức ăn, cốc nước uống hoặc bình sữa phải được uống ngay lập tức.Bổ sung kẽm: trẻ dưới 6 tháng: 10mg/ngày; trẻ trên 6 tháng: 20 mg/ngày; thời gian sử dụng: 10-14 ngày

Chú ý: Không dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa cho trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Dinh dưỡng cho trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em

Những điều cần quan tâm về tiêu chảy cấp ở trẻ em-hình ảnh 2

Khi bị tiêu chảy cấp ở trẻ em vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài... Tránh dùng các loại thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô, đỗ nguyên hạt và các loại nước có gas gây khó tiêu, đầy bụng.

 

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan