Các dấu hiệu sốt xuất huyết mà bạn dễ nhận thấy

Tác giả: Hoa Le. Ngày đăng: 22-05-2017

Các dấu hiệu sốt xuất huyết mà bạn dễ nhận thấy: Thông thường dấu hiệu sốt xuất huyết như sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, đau cơ, đau nhức hốc mắt, mệt mỏi, phát ban và có xuất huyết trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Triệu chứng cần chú ý và nó làm cho nhiều người bệnh chủ quan đó là khi người bệnh hết sốt, đây là thời kỳ rất nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nặng.

Tiến trình của bệnh- Dấu hiệu sốt xuất huyết

Chia sẻ trên báo Gia đình và Xã hội, bác sĩ Nguyễn Thành Úc - phó khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang cho biết, thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt.

Các dấu hiệu sốt xuất huyết mà bạn dễ nhận thấy
Những dấu hiệu sốt xuất huyết dễ nhận thấy

  • Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.

  • Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.
  • Ngày thứ 3:  Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%.
  • Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất.

Những dấu hiệu sốt xuất huyết cảnh báo trở nặng hơn

Người bệnh vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to trên 2cm, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng. Khi người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên, phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời. Nếu các thầy thuốc không phát hiện và xử trí đúng, bệnh nhân sẽ diễn biến nặng với bệnh cảnh của sốt xuất nặng như sốc, xuất huyết nặng và suy đa tạng.

Sốc sốt xuất huyết dengue với biểu hiện của suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít. Sốc SXHD được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:

Sốc sốt xuất huyết dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.

Các dấu hiệu sốt xuất huyết mà bạn dễ nhận thấy-h2

Các dấu hiệu sốt xuất huyết khi bệnh trở nặng hơn mà chúng ta cần lưu ý 

Sốc sốt xuất huyết dengue: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

Những dấu hiệu sốt xuất huyết dengue nặng: Chảy máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày-tá tràng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể có suy tạng nặng như suy gan cấp, suy thận cấp, rối loạn tri giác, viêm cơ tim, suy tim hoặc suy chức năng các cơ quan khác. Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy, khi thăm khám, cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

Khi nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu sốt xuất huyết trên, gia đình cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không kiêng ăn và nhịn uống.

 

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan