Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc

Tác giả: Hong Diep. Ngày đăng: 23-05-2017

Bạn cần lưu ý gì khi điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc? Có bao nhiêu loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích hiện nay? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu nhé.

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích; đại tràng co thắt. Đây được coi như là một loại rối loạn chức năng vì không tìm thấy một tổn thương thực thể hay rối loạn sinh học nào.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc hình ảnh 1


Hội chứng ruột kích thích là bệnh liên quan đến thần kinh nên yếu tố tâm lý rất quan trọng. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chi phí điều trị hội chứng ruột kích thích rất tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế. Nên tự thích nghi với điều kiện sinh hoạt, ăn uống, luyện tập thể dục (tập thở, xoa bụng). Tập thói quen đi ngoài hằng ngày vào một giờ nhất định. Hạn chế các yếu tố làm bệnh nặng thêm như thói quen ăn uống (cá, mỡ, bia, rượu...), căng thẳng thần kinh. Các thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích triệu chỉ được sử dụng khi những biện pháp tâm lý thất bại.
 
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
 
Các triệu chứng thay đổi khác nhau ở mỗi bệnh nhân và có thể thay đổi theo thời gian. Mỗi triệu chứng có thể gặp riêng lẻ trong các triệu chứng rối loạn chức năng ruột khác. Do đó cách điều trị hội chứng ruột kích thích ở mỗi bệnh nhân cũng sẽ khác nhau.
 
Các triệu chứng về tiêu hóa: Đau bụng hoặc bụng khó chịu, đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ. Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi. Khó chịu là cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Đau và khó chịu sẽ bớt khi đại tiện, trung tiện được và tăng lên khi bị táo bón.

Chướng bụng: Chướng bụng rất thường gặp, thường lúc ngủ dậy thì không bị, nhưng trong ngày tăng dần lên.
 
Rối loạn chuyển vận ruột: Biểu hiện bằng số lần đi cầu, thay đổi mật độ và hình dạng của phân như tiêu chảy hoặc táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy ít gặp hơn thể táo bón. Rối loạn chuyển vận ruột có thể ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài: mót rặn, đau nhẹ hậu môn, phân có nhày mũi, són phân. 

Các triệu chứng tiêu hóa ở cao: Trào ngược dạ dày thực quản: cảm giác nóng ở thượng vị, buồn nôn, nuốt khó, cảm giác có cục vướng ở họng hoặc đau ngực không do bệnh tim. 
 
Các dấu hiệu không phải tiêu hóa phối hợp: Bệnh nhân có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hóa rất khác nhau. Đái khó, rối loạn về phụ khoa, đau nhức đầu, đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ. Mệt mỏi hay gặp nhất và gây trở ngại nhất. Các triệu chứng về tâm lý rất hay gặp ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích, thường là trạng thái suy sụp, lo lắng đôi khi còn hơn là người có bệnh thực thể.
Điều trị hội chứng ruột kích thích dựa trên triệu chứng.

Vậy cách điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc hình ảnh 2

Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn, nếu chỉ dùng biện pháp vệ sinh, chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội mà bác sĩ sẽ áp dụng các loại thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích như:

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc kháng cholinergic: Là các thuốc chống co thắt, ức chế khử cực cơ trơn của ruột tại thụ thể muscarinic.

  • Dicyclomin hydrochloride (Bentyl): Thuốc làm giảm đau và triệu chứng mót đi tiêu. Rất hữu ích đối với HCRKT thể tiêu chảy chiếm ưu thế. - Ngăn chặn tác động của acetylcholin ở các thụ thể đối giao cảm tại các tuyến tiết, cơ trơn, và thần kinh trung ương. Các tác dụng phụ tuỳ thuộc liều dùng.  Liều lượng: Dành cho người lớn: 10-40 mg uống ngày 4 lần trước khi ăn hoặc khi khởi phát cơn đau 
  • Hyoscyamine sulfate (Levsin, Buscopan): Ngăn chặn tác động của acetylcholin tại các thụ thể  đối giao cảm ở cơ trơn, các tuyến tiết, và thần kinh trung ương, gây ra tác dụng chống co thắt. Giảm triệu chứng mót đi tiêu và đau đớn. Hữu ích đối với các thể HCRKT có tiêu chảy chiếm ưu thế. Liều lượng: Dành cho người lớn: 0,125-0,25 mg uống mỗi 4 giờ hoặc khi cần, không dùng quá 1,5 mg/ngày. Bệnh nhi: 2-12 tuổi: 0,0625-0,125 mg (1/2-1 viên) uống mỗi 4 giờ hoặc khi cần thiết, không vượt quá 0,75 mg/ngày, >12 tuổi: dùng như ở người lớn 

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng các thuốc cầm tiêu chảy: Là các opioid tổng hợp không hấp thu. Thuốc kéo dài thời gian di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hóa và giảm tiết qua các thụ thể μ-opioid ngoại vi. Thuốc làm giảm cảm giác đau ở nội tạng thông qua ức chế đường thần kinh hướng tâm.

  • Diphenoxylate hydrochloride 2,5 mg và atropin sulfat 0,025 mg (Lomotil): Thuốc kết hợp diphenoxylate, một đồng loại với meperidine gây táo bón, và atropin để ngăn chặn sự lạm dụng. Ức chế sự thúc đẩy và vận động quá mức của ống tiêu hóa. Thuốc có thể khiến táo bón thêm trầm trọng. 
  • Loperamide (Imodium): Thuốc có tác dụng ức chế và làm chậm nhu động ruột, kéo dài thời gian di chuyển của nước và chất điện giải, làm tăng độ quánh, giảm mất nước và chất điện giải. Thuốc bán không cần kê đơn. Loperamide giảm số lần đi tiêu và cải thiện tính chất của phân, làm giảm đau bụng và mót đi tiêu. Thuốc có thể gây táo bón. 

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thuốc có hiệu quả chống trầm cảm và giảm đau. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào imipramine và amitriptylin.

  • Imipramine (Tofranil): Thuốc có tác dụng giảm đau nội tạng bằng cách tăng ngưỡng chịu đau ở ruột. Thuốc kéo dài thời gian thức ăn di chuyển từ miệng đến manh tràng, giảm đau bụng, giảm tiêu chất nhày, giảm số lần đi tiêu và tăng chất lượng sống. Hiệu quả ở liều thấp hơn liều chống trầm cảm cho thấy thuốc tác động theo một cơ chế độc lập khác. 
  • Amitriptylin (Elavil): Thuốc có hiệu ứng giảm đau nội tạng bằng cách tăng ngưỡng chịu đau ở ruột. Thuốc kéo dài thời gian vận chuyển của thức ăn từ miệng đến manh tràng, làm giảm đau bụng, tiêu phân nhày, giảm số lần đi tiêu, tăng chất lượng sống. Hiệu quả ở dưới liều điều trị chống trầm cảm cho thấy thuốc tác dụng theo một cơ chế độc lập khác. 

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc điều hoà nhu động: Là các thuốc tăng cường nhu động ruột, được đề xuất sử dụng cho các trường hợp HCRKT có triệu chứng táo bón chiếm ưu thế. Không may, cisaprid bị hạn chế dùng, còn các thuốc khác như metoclopramide, domperidone, erythromycin, lại không đem đến hiệu quả phù hợp cho bệnh nhân HCRKT. Hai thuốc tegaserod, cisapride đã bị rút khỏi thị trường do những tác dụng phụ nguy hiểm về tim mạch. 
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc đối kháng thụ thể Serotonin (5-HT3): Ức chế kích hoạt kênh cation không chọn lọc có tác dụng điều hoà hệ thống thần kinh tại ruột

Alosetron (Lotronex): Là chất đối kháng mạnh và chọn lọc đối với các thụ thể serotonin 5-HT3. Thụ thể 5-HT3 hiện diện rất nhiều trên tế bào thần kinh ở đường ruột và sự kích thích quá mẫn là nguyên nhân gây ra vận động quá mức của ruột. Alosetron chặn những thụ thể này, do đó có hiệu quả trong kiểm soát các triệu chứng ruột kích thích. Thuốc chỉ được chấp thuận để điều trị cho những phụ nữ bị HCRKT có tiêu chảy mạn tính nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị thông thường. Dưới 5% các trường hợp hội chứng ruột kích thích được xem là nghiêm trọng, và chỉ một phần nhỏ của những trường hợp nặng này là có tiêu chảy chiếm ưu thế. Hạn chế việc sử dụng thuốc trong cộng đồng sẽ giảm rủi ro đồng thời tăng lợi ích mà thuốc đem lại.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc kích hoạt kênh clorua (Chloride-Channel Activator): Các thuốc này tăng cường dịch tiết giàu clorua trong ruột nhưng không làm thay đổi nồng độ natri và kali trong huyết thanh. Lubiprostone (Amitiza): Kích hoạt kênh clorua trên phần đỉnh của biểu mô ruột non. Kết quả là các ion clorua được tiết ra. Natri và nước sẽ khuếch tán thụ động vào lòng ruột để duy trì sự ổn định của áp lực thẩm thấu. 

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nhuận trường tạo khối (Bulk-Forming Laxatives). Có thể sử dụng những thuốc bổ sung chất xơ này để cải thiện các triệu chứng của táo bón và tiêu chảy. Việc sử dụng chúng còn đang gây tranh cãi. Các sản phẩm này được làm từ polysaccharides ưa nước thiên nhiên hay bán tổng hợp và những dẫn xuất cellulose có thể hoà tan hoặc trương phồng lên trong dịch đường ruột, tạo thành chất gel làm mềm, giúp thức ăn di chuyển dễ hơn đồng thời kích thích nhu động ruột. 

  • Methylcellulose (Citrucel):  Kích thích đi tiêu bằng cách tạo ra ra một chất lỏng nhớt và thúc đẩy nhu động ruột. 
  • Psyllium (Metamucil, Fiberall, Reguloid, Konsyl)

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Viêm túi mật cấp – Điều trị và chế độ dinh dưỡng

Viêm túi mật cấp là thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm của túi mật. Hầu hết nguyên nhân của viêm túi mật là do sỏi mật.

10 Dấu hiệu đau ruột thừa bạn không nên bỏ qua

10 Dấu hiệu đau ruột thừa bạn không nên bỏ qua. Đau ruột thừa thường bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và sau đó di chuyển sang vùng bụng dưới bên phải. Đau do viêm ruột thừa sẽ tăng dần trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 giờ và cuối cùng trở nên rất nặng nề.

Triệu chứng ung thư đại tràng bạn đã biết?

Ung thư đại tràng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, ngay khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng ung thư đại tràng, hãy đến bệnh viện ngay để kiểm tra bạn nhé!

Những thứ cần kiêng kị khi mắc bệnh nóng gan

Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu các loại thực phẩm cũng như các thói quen xấu mà những người mắc bệnh nóng gan cần tránh nhé!

Không nên chủ quan khi mắc bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng rất khó nhận biết, tuy nhiên lại “âm thầm” làm tổn thương nghiêm trọng đến gan, thậm chí có thể tử vong.

Ung thư gan nguyên phát - Triệu chứng giai đoạn sớm khó nhận biết

Bệnh ung thư gan nguyên phát là loại ung thư khá phổ biến và vô cùng nguy hiểm do các triệu chứng sớm diễn ra âm thầm và khó nhận biết. Trên thế giới, bệnh ung thư gan nguyên phát đứng hàng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong do ung thư.

Viêm dạ dày cấp – Hiểu để phòng tránh.

Viêm dạ dày cấp là tình trạng xảy ra khá phổ biến có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc

Bạn cần lưu ý gì khi điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc? Có bao nhiêu loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích hiện nay? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu nhé.

Bệnh gan nhiễm mỡ con đường dẫn đến xơ gan

Bạn đừng tưởng rằng chỉ có những người mập mới mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhé, ngay cả những người thân hình chuẩn vẫn có thể mắc phải căn bệnh này đấy. Vậy gan nhiêm mỡ là gì và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu nhé.

Những sai lầm phổ biến khi điều trị sỏi túi mật tại nhà

Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số sai lầm thường mắc phải khi điều trị sỏi túi mật nhé

Nguy hiểm từ bệnh trào ngược dạ dày thực quản không phải ai cũng biết.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản mặc dù xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên bạn cũng không nên xem nhẹ, vì nếu không có hướng điều trị phù hợp, bệnh có thể dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm tai hay thậm chí tử vong

Bệnh đau dạ dày cấp - Chữa ngay kẻo viêm dạ dày mạn tính

Bệnh đau dạ dày cấp tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì rất dễ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính.

Trĩ

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại.Trĩ nội gây chảy máu nhưng không đau. Trĩ ngoại gây đau đớn nhưng thường không chảy máu nhiều như trĩ nội.Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trĩ:táo bón, mang thai, sau khi sinh, nhiễm trùng hậu môn...