Nhức đầu ở trẻ em

Tác giả: Mỹ Hanh. Ngày đăng: 26-10-2016

Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh phổ biến, xảy ra ở 90% ở trẻ tuổi học đường. Có nhiều loại nguyên nhân gây nhức đầu trẻ em, từ những nguyên nhân thường gặp không có hại đến những nguyên nhân nghiêm trọng nhưng ít gặp. Giống như ở người trường thành, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu migrain, nhức đầu liên quan đến stress (nhức đầu do căng thẳng), cũng có thể mắc nhức đầu hàng ngày mạn tính.

1.Tổng quan

Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh phổ biến, xảy ra ở 90% ở trẻ tuổi học đường. Có nhiều loại nguyên nhân gây nhức đầu trẻ em, từ những nguyên nhân thường gặp không có hại đến những nguyên nhân nghiêm trọng nhưng ít gặp. Giống như ở người trường thành, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu migrain, nhức đầu liên quan đến stress (nhức đầu do căng thẳng), cũng có thể mắc nhức đầu hàng ngày mạn tính.

2. CÁC LOẠI NHỨC ĐẦU

2.1. Nhức đầu cấp tính­­­­­­­­­­­

Nhức đầu lan tỏa

- Bệnh nhi có các dấu hiệu màng não kín đáo hoặc rõ rệt hoặc thoái hóa ý thức hoặc dấu hiệu thần kinh cục bộ, cần phải khám cận lâm sàng cấp cứu và được nhập viện.

- Trong trường hợp bệnh nhi có sốt và biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, sự hỏi bệnh và khám lâm sàng giúp cho xác định bệnh. Chú ý không bỏ qua một viêm màng não hoặc viêm não, màng não lúc khởi đầu.

- Trong trường hợp không có sốt

+ Sự tăng huyết áp được xác định bằng đo huyết áp.

+ Chấn thương nội sọ phải được chú ý và tìm các dấu hiệu của khối máu tụ nội sọ, ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng.

 Nhức đầu khu trú

- Viêm tai, viêm xoang, đau răng, đau khớp thái dương hàm có thể gây cơn nhức đầu.

2.2. Nhức đầu cấp tính tái diễn

2.2.1. Nhức đầu migrain

Nhức đầu migrain biểu hiện bằng nhức đầu có khoảng tự do các hiện tượng đau. Nhức đầu migrain ở người trưởng thành thường bắt đầu sớm vào buổi sáng nhưng ở trẻ em có thể vào buổi chiều muộn. Cơn nhức dầu trẻ em thường kéo dài ít hơn 4 giờ so với người lớn.

Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp. Hai của 4 tiêu chuẩn sau:

1)   Có tiền sử migrain ở gia đình cha mẹ hoặc trong phả hệ

2)   Các tiền triệu thị giác, cảm giác hoặc vận động

3)   Một bên đầu

4)   Kết hợp với buồn nôn hoặc nôn.

Hoặc 3 trong 7 tiêu chuẩn thu được bằng thêm vào 4 tiêu chuẩn trước.

5)   Những cơn đau bụng tiền triệu

6)   Tính chất mạch đập của nhức đầu

7)   Dịu đi khi ngủ

Hai thể nhức đầu migrain:

Nhức đầu migrain đơn thuần: Là thể thường gặp nhất

- Bệnh đôi khi khởi phát do một số tác nhân (tùy theo bệnh nhân): sự buồn rầu, nhiễm nóng, ánh sáng gắt, mất ngủ, thời kỳ kinh nguyệt, một số thức ăn…)

- Nhức đầu thường bắt đầu đột ngột, thường kiểu mạch đập, một bên trong 1/3 số trường hợp, thường ở vùng trán lan tỏa.

- Sự tiến triển bằng những cơn kéo dài nhiều giờ. Trẻ mệt mỏi, gầy đi, trẻ thường tìm chỗ yên tĩnh, hoặc bóng tối.

- Buồn nôn, nôn, đau bụng thường đi cùng với cơn nhức đầu. Các rối loạn thị giác thường đến trước hoặc đi cùng với cơn đau. Khám thần kinh thường không thấy các dấu hiệu tổn thương thực thể.

Nhức đầu migain kết hợp:  hiếm gặp  

- Chứng đau nửa đầu có kèm theo liệt nửa thân thường hay gặp. Liệt nửa thân thường xuất hiện nhanh, cùng với nhức đầu, đôi khi đến trước. Cơn kéo dài trong vài giờ, hiếm hơn một hoặc hai ngày và thoái triển toàn bộ. Bệnh có tính chất gia đình.

- Một số chứng đau nửa đầu kết hợp: chứng đau nửa đầu vùng nền sọ, chứng đau nửa đầu mắt, các thể lú lẫn tâm thần.

2.2.2.Nhức đầu trong bệnh động kinh:  hiếm gặp

- Cơn nhức đầu xuất hiện đôi khi như một tiền triệu (vài giờ trước) của cơn động kinh ở trẻ em. Nhức đầu có thể xảy ra ngay thời kỳ sau cơn.

- Ngoại lệ, nhức đầu riêng biệt với cơn động kinh. Ghi điện não đồ trong cơn nhức đầu cho phép xác định nguyên nhân. Điều trị nhức đầu như động kinh.

- Chẩn đoán giữa chứng đau nửa đầu và cơn động kinh có thể khó khăn . Chứng đau nửa đầu có thể dẫn đến cơn thiếu máu não và tạo nên cơn co giật lúc đang đau.

2.2.3. Nhức đầu cụm (cluster headache)

- Nhức đầu cụm hiếm gặp ở trẻ em, thường gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái, triệu chứng của loại này là đặc biệt.

- Những cơn nhức đầu thường bắt đầu ở một bên, xuất hiện đột ngột, cường độ mạnh, không thể chịu được, trước hết trong và xung quanh mắt, rồi lan nửa mặt, nửa đầu, nửa cổ ở cùng một phía. Trẻ kích thích và tìm mọi cách để làm giảm cơn đau.

- Trong lúc cơn đau, thường nhận thấy phía của đau, tắc mũi, đỏ mặt và đôi khi có hội chứng Claude Bernard Horner : co đồng tử, sụp mi mắt, lồi mắt. Các cơn thường tái lại hàng ngày trong nhiều giờ, thường cùng giờ, đặc biệt buổi sáng lúc thức giấc.

2.2.4. Dị dạng mạch máu não có thể gây nên các cơn nhức đẩu kiểu đau nửa đầu.

2.3. Nhức đầu mạn tính

Các cơn nhức đầu trở nên thường xuyên và ngày càng mạnh, cần phải khám cận lâm sàng bổ xung.

a/Tăng áp lực nội sọ phải được chú ý nhất trước các loại cơn đau và tìm các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. Cơn đau nhiều  xuất hiện lúc đêm gần sáng hoặc lúc thức giấc kèm với nôn, nôn thường làm giảm cơn đau. Cường độ cơn đau thường ở mức độ vừa và đau thường xuyên trong ngày.

Cần phải tìm nguyên nhân của hội chứng tăng áp lực nội sọ.

b/Nhức đầu sau chấn thương là biến chứng của chấn thương sọ não, tụ máu nội sọ hoặc di chứng: hội chứng sau chấn động, động kinh sau chấn thương. Ngoại lệ có trường hợp nhức nửa đầu sau chấn thương.

c/Nhức đầu do các nguyên nhân mắt

Không phải là nguyên nhân thường gặp, cần phải khám chuyên khoa: tật cận thị, tật viễn thị, loạn thị, lé mắt, liệt điều tiết.

d/Nhức đầu do nguyên nhân tai-mũi-họng: viêm xoang mãn, nhiễm trùng mãn tính của tai. Cũng như nguyên nhân nhức đầu do mắt nếu điều trị nguyên nhân tốt sẽ làm mất nhức đầu.

e/Ngộ độc oxycarbon mạn tính.

Nhức đầu xảy ra khi nhiều người khác trong gia đình cùng mắc trong khi không tìm thấy các nguyên nhân khác.

f/Một số nguyên nhân khác có thể xác định ngay sau khám lâm sàng như tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh có tím, suy hô hấp, thiếu máu mạn tính nặng.

g/Nhức đầu do nguyên nhân tâm lý; thường gặp ở trẻ 7-15 tuổi, nhức đầu nói chung dần dần, không có tiền triệu. nhức đầu thường lan tỏa thường nhiều ở vùng trán hoặc vùng chẩm. Bệnh nhân thường nhận thấy cảm giác nặng nề hoặc nặng đầu. Bệnh xảy ra vào buổi sáng lúc thức giấc hoặc buổi tối lúc tan học hàng ngày. Cần tìm nguyên nhân ở trường hoặc gia đình.

3. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN

Để chẩn đoán xác định các loại nhức đầu, cần dựa vào:

3.1. Khám lâm sàng

- Khai thác bệnh sử, tiền sử, chi tiết cơn đau: thời gian, cường độ, hoàn cảnh xảy ra hoặc nguyên nhân có thể gây đau.

- Khám toàn thân: lưu ý trọng lượng cơ thể, chiều cao, vòng đầu, đo huyết áp, mạch, khám mắt(chú ý soi đáy mắt), cổ, đầu, vai, cột sống.

- Khám thần kinh: chú ý dấu hiệu màng não, vận động, phối hợp động tác, dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú, cảm giác.

- Nếu bệnh nhi khỏe mạnh hoặc nhức đầu chỉ là riêng biệt, các xét nghiệm thường không cần thiết. Trong trường hợp nghi vấn nhưc đầu do nguyên nhân phức tạp cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

3.2. Khám cận lâm sàng

Tất cả các xét nghiệm thực hiện phải dựa trên các triệu chứng lâm sàng nhưng trong nhiều trường hợp, không một nguyên nhân nghi vấn nào với sự lý giải thoả đáng. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định:

- Điện não đồ

- Khám mắt không phải chỉ đánh giá thị trường và đánh giá đáy mắt mà phải tìm các rối loạn khúc xạ, rối loạn chức năng hai mắt, liệt nhẹ điều tiết và liệt nhãn cầu.

- Chọc dò dịch não tủy nếu nghi ngờ bệnh viêm màng não, viêm não.

- Chụp cắt lớp não là cần thiết mỗi khi nghi vấn sự to quá mức hộp sọ hoặc khi có các dấu hiệu thần kinh khu trú. Chẩn đoán khối u, hoặc bệnh nhiễm trùng,… Cũng có thể được chụp cắt lớp khi nhức đầu kéo dài không thể giải thích được, không hiệu quả với các biện pháp điều trị, thậm trí là ngoại lệ để xác định một nguyên nhân thực thể và cần thiết làm giảm sự lo lắng của gia đình.

- Chụp cộng hưởng từ ưu việt hơn chụp cắt lớp, có hình ảnh chi tiết hơn về não, chẩn đoán khối u, đột quỵ, dị dạng mạch não, các bất thường não khác

4. ĐIỀU TRỊ

Điều trị nhức đầu tùy thuộc vào tuổi, loại, tần số cơn đau và một số đặc tính khác.

4.1. Điều trị nhức đầu liên quan đến chấn thương hoặc bệnh

Đối với trẻ bị nhức đầu liên quan đến bệnh đang mắc hoặc chấn thương đầu nhẹ có thể điều trị như nhức đầu căng thẳng. Tuy nhiên phải chú ý các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể là một tình trạng bệnh hệ trọng.

4.2. Điều trị nhức đầu do căng thẳng

Trẻ bị nhức đầu do căng thẳng có thể điều trị với thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen. Aspirin thường không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi do nguy cơ trẻ có thể mắc hội chứng Reye. Liều acetaminophen và ibuprofen cho dựa vào trọng lượng cơ thể. Acetaminophen thường cho liều 8- 10mg/kg trọng lượng cơ thể, ngày 2-3 lần, hoặc ibuprofen cũng với liều 8-10mg/kg, 2-3 lần/ngày. Trường hợp nhức đầu do căng thẳng kéo dài mạn tính ngoài thuốc giảm đau acetaminophen, ibuprofen, cần chú ý chăm sóc tâm lý, liệu pháp thư dãn, phương pháp liên hệ phản hồi sinh học (biofoodback). Phương pháp liên hệ phản hồi sinh học giúp cho trẻ tự kiểm soát một số chức năng cơ thể như tần số tim, huyết áp, sự căng cơ.

Nếu nhức đầu không cải thiện với các thuốc giảm đau, cần khám thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và được sử dụng liều nhỏ hàng ngày thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitryptinin. Thuốc có thể giảm cơn đau với liều thấp so với liều điều trị trầm cảm.

4.3. Điều trị nhức đầu migrain      

Có hai loại điều trị: điều trị cắt cơn và điều trị phòng tái cơn

Điều trị cắt cơn nhức đầu

-         Các thuốc đầu tiên được dùng là acetaminophen (Tylenol, Paracetamol: 8-10mg/kg) hoặc ibuprofen (10mg/kg) có thể giảm đau. Aspirine cần dùng thận trọng vì liên quan đến hội chứng Rey ở trẻ em.

-         Nếu trẻ có nôn và buồn nôn, thuốc chống nôn thường dùng cho trẻ trên 2 tuổi là promethazin (phenergan) dưới dạng xi rô hoặc đường trực tràng nếu dạng viên đặt hậu môn, hoặc metoclopramid với liều 0,15- 0,2 mg/kg.  

-         Nếu nhức đầu không giảm hoặc trẻ nôn, thuốc thường được dùng là Triptan. Triptan có hiệu quả và an toàn trong điều trị migrain ở trẻ trên 6 tuổi. Các thuốc chẹn Beta (Betabloquants) cũng có hiệu quả ở trẻ em.

Điều trị phòng ngừa cơn

- Những thuốc được dùng trong dự phòng migrain là Cyproheptadin (Periacin), Propranolol (biệt dược là Inderal, thuốc không chỉ định trong trường hợp hen hoặc đái tháo đường). Amitriptylin (Elavil) là thuốc có thể cho liều thấp làm giảm cơn đau nặng, tần xuất cơn, thời gian kéo dài cơn. Thuốc thường dùng buổi tối vì gây ngủ.

4.4. Điều trị nhức đầu cụm

Thể bệnh này hiếm gặp ở trẻ em.

4.5. Điều trị nhức đầu mạn tính hàng ngày

Điều trị nhức đầu mạn tính hàng ngày thường tập trung vào thay đổi cách sống như uống đủ nước, giảm hoặc hạn chế cafe, tập thể dục, ăn và ngủ có giờ giấc, đều đặn, không hút thuốc. Đối với trẻ, cần động viên trẻ tham gia các hoạt động vui chơi và học tập ở trường.

Rèn luyện thư giãn, biofeedback, yoga có ích trong điều trị nhức đầu mạn tính..

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh xảy ra do hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn. Động kinh có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống.

Liệu bạn có đang gặp những triệu chứng bệnh Alzheimer?

Alzheimer là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ, suy nghĩ và trí nhớ của con người. Cùng Finizz.com điểm qua các triệu chứng bệnh alzheimer dưới đây nhé.

Loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần là một thuật ngữ tâm thần có nghĩa rộng, mô tả một trạng thái tinh thần, trong đó người bệnh bị mất khả năng phân biệt giữa suy nghĩ thực và suy nghĩ không thực, cảm giác. Có niềm tin kỳ lạ (ảo tưởng), nhìn thấy và nghe thấy những điều không tồn tại (ảo giác), bất động tư thế (căng trương lực) có thể xảy ra trong một giai đoạn loạn thần. Những người dùng chất gây nghiện bất hợp pháp và những người có bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có nguy cơ bị rối loạn tâm thần. Mặc dù không phổ biến, bệnh nhân có thể trải qua giai đoạn loạn thần kinh gây nguy hiểm và tổn thương chính mình và người khác.

Muốn ngủ ngon đừng bỏ qua các cách trị mất ngủ dưới đây

Bạn liên tục bị trằn trọc? Tỉnh giấc nữa đêm vì không ngủ được? Vậy thì còn chừng chờ gì nữa mà không tham khảo các cách chữa mất ngủ của Finizz.com dưới đây.

Học cách bắt bệnh khi bị đau nửa đầu trái và phải

Đau nửa đầu trái hay phải đều là dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác nhau. Hãy cùng Finizz.com khám phá nhé.

Đừng chủ quan với bệnh viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lây nhiễm và có khả năng thành dịch. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Đau dây thần kinh tọa, ai cũng có thể mắc phải

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở bất cứ ai hay bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên những người làm những công việc tay chân nặng nhọc là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.

Nhức đầu ở trẻ em

Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh phổ biến, xảy ra ở 90% ở trẻ tuổi học đường. Có nhiều loại nguyên nhân gây nhức đầu trẻ em, từ những nguyên nhân thường gặp không có hại đến những nguyên nhân nghiêm trọng nhưng ít gặp. Giống như ở người trường thành, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu migrain, nhức đầu liên quan đến stress (nhức đầu do căng thẳng), cũng có thể mắc nhức đầu hàng ngày mạn tính.

Ngất xỉu lúc đi tiểu

Ngất xỉu khi đi tiểu hoặc ngay sau khi đi tiểu thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi khi tiểu tiện ban đêm. Điều này xảy ra bởi vì việc tiểu tiện kích thích các dây thần kinh phế vị mà sau đó gây ra tụt huyết áp và nhịp tim chậm nên dễ ngất xỉu. Một số loại thuốc, uống rượu và bị mất nước có thể làm tăng tần số ngất xỉu khi đi tiểu.

Dấu hiệu cảnh báo hội chứng Parkinson

Hội chứng Parkinson là bệnh do thoái hóa tế bào thần kinh ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Đây được coi là một căn bệnh thời đại bởi số lượng người bệnh ngày càng tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới