Nhận biết bệnh tay chận miệng ở trẻ em

Tác giả: Cherry Quỳnh. Ngày đăng: 22-04-2017

Mẹ đã biết cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em ra sao hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể biểu hiện một số hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Cảm giác không khỏe (mệt mỏi).
  • Tổn thương loét đỏ đau ở lưỡi, nướu răng và bên trong má.
  • Hồng ban không ngứa, đôi khi có bóng nước, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và có thể ở mông, khuỷu tay, đầu gối.
  • Trẻ nhỏ thường quấy khóc.
  • Biếng ăn.

Thời gian từ lúc mới nhiễm virus đến khi khởi phát triệu chứng (thời gian ủ bệnh) thường là 3-7 ngày. Thông thường, sốt sẽ là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sau đó là đau họng, đôi khi trẻ có thể cảm thấy chán ăn và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi sốt, loét miệng có thể xuất hiện. Hồng ban ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc mông thường xuất hiện trong vòng một hoặc hai ngày.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ, chỉ xảy ra trong vài ngày với sốt và các dấu hiệu, triệu chứng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu loét miệng hoặc đau họng làm trẻ không uống được, hoặc khi các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ trở nên xấu hơn.

Nguyên nhân nào gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em?

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm virus coxsackie A16. Virus coxsackie thuộc nhóm nonpolio enterovirus. Đôi khi các enterovirus khác cũng gây ra bệnh tay chân  miệng.

Ăn uống là đường lây truyền chính của bệnh. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây từ người qua người do tiếp xúc với người bệnh:

  • Dịch tiết mũi họng
  • Nước bọt
  • Dịch tiết ở mụn nước
  • Phân
  • Giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi

Bệnh thường gặp ở những đơn vị chăm sóc trẻ /nhà trẻ :

  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường gặp nhất ở các nơi giữ trẻ do phải tập ngồi bô và thay tã thường xuyên, và vì trẻ nhỏ thường cho tay vào miệng.
  • Bệnh lây lan nhiều nhất trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, virus có thể vẫn còn trong cơ thể của trẻ trong vài tuần sau khi các dấu hiệu và triệu chứng đã hết. Điều đó có nghĩa là trẻ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.
  • Một số người, đặc biệt là người lớn, có thể lây truyền virus mà không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh.
  • Ở Mỹ và các nước ôn đới, dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu. Ở các nước nhiệt đới, dịch xảy ra quanh năm.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi. Tại các trung tâm chăm sóc, trẻ em đặc biệt dễ bị dịch bệnh tay chân miệng vì nhiễm trùng lây lan do tiếp xúc giữa người với người. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em hình ảnh 1

Trẻ thường có miễn dịch với bệnh tay chân miệng khi chúng lớn lên do đã tạo ra các kháng thể sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là mất nước. Các vết loét miệng làm trẻ đau và khó nuốt. Thường xuyên đút nước hay sữa cho trẻ bằng từng muỗng nhỏ . Nếu mất nước nặng, trẻ cần được truyền dịch.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có biến chứng thần kinh:

  • Viêm màng não do siêu vi: là tình trạng viêm ở màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não siêu vi thường nhẹ và tự khỏi.
  • Viêm não (viêm nhu mô não) do siêu vi: đây là biến chứng nặng và đe dọa tính mạng. Viêm não tương đối ít gặp.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay chân miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường hết trong vòng bảy đến 10 ngày.

Thuốc tê tại chỗ có thể giúp giảm đau cho vết loét miệng. Các loại thuốc giảm đau khác aspirin, như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm khó chịu nói chung.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng các vết loét miệng. Mẹ hãy tham khảo những khuyên dưới đây để giúp bé giảm đau và ăn uống dễ hơn:

  • Uống đồ uống lạnh, chẳng hạn như sữa lạnh hoặc nước lạnh
  • Tránh những thức ăn và đồ uống có tính axit, như trái cây hay nước trái cây chua và thức uống có gas.
  • Tránh thức ăn mặn hoặc cay
  • Ăn thức ăn mềm lỏng
  • Súc miệng bằng nước ấm sau bữa ăn
  • Có thể súc miệng bằng nước muối loãng và ấm. Trộn 1/2 muỗng cà phê (2,5 ml) muối với 1 cốc (237 ml) nước ấm. Súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau và giảm viêm miệng.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng:

  • Rửa tay: rửa tay thường xuyên và thật kỹ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn. Khi không có sẵn nước và xà phòng, sử dụng khăn lau tay hoặc gel có tẩm cồn diệt khuẩn.
  • Khử trùng các khu vực chung. Hãy khử trùng và vệ sinh các khu vực và bề mặt thường qua lại. Đầu tiên vệ sinh bằng xà phòng và nước, sau đó là dung dịch thuốc tẩy chlorine pha loãng, khoảng 60ml thuốc tẩy cho 3,8 lít nước. Các trung tâm chăm sóc trẻ nên có kế hoạch vệ sinh và khử trùng định kỳ tất cả các khu vực chung, bao gồm cả đồ chơi, vì virus có thể sống trên những vật dụng này trong nhiều ngày. Thường xuyên làm sạch núm vú giả của trẻ.
  • Vệ sinh. Dạy trẻ cách thực hành vệ sinh tốt và cách giữ bản thân sạch sẽ. Giải thích cho trẻ lý do tại sao chúng không nên cho ngón tay, bàn tay hay bất kỳ vật gì khác vào miệng.
  • Cách ly người bị bệnh. Do bệnh tay chân miệng rất dễ lây, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những người khác trong thời gian có triệu chứng. Trẻ mắc bệnh cần nghỉ học ở nhà cho đến khi hết sốt và lành vết loét miệng. Nếu bạn mắc bệnh, hãy nghỉ làm và ở nhà.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Tổng hợp cách trị ho tại nhà cho bé đơn giản mà hiệu quả

Bạn có biết ho là một phản xạ sinh lý bình thường có tính bảo vệ cơ thể. Tuy vậy nếu ho quá nhiều có thể là do một căn bệnh nào đó tiềm ẩn bên trong. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách trị ho tại nhà vừa đơn giản vừa an toàn dưới đây nhé.

Nhận biết bệnh tay chận miệng ở trẻ em

Mẹ đã biết cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em ra sao hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt virus (vi rút) ở trẻ nhỏ

Sốt vi rút ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách làm hạ sốt rút ở trẻ nhỏ là gì? Sốt vi rút có nguy hiểm cho tính mạng của bé không? Bác sĩ nào khám sốt vi rút cho bé tốt? Sốt vi rút cần được điều trị bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em thường là do chứng cảm lạnh , cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu, khi bé không được bổ sung vitamin một cách đầy đủ.

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và tử vong.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên. và là bệnh hay gặp nhất ở con người. Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn. Cảm lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay do nhiễm virus trong môi trường. Bệnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh.

Béo phì ở trẻ em phải chăng do di truyền từ cha mẹ?

Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi viết rằng có hơn 50% trường hợp béo phì ở trẻ em là do yếu tố di truyền và môi trường của gia đình. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cũng cho thấy BMI di truyền qua các thế hệ, 20% di truyền từ mẹ và 20% từ bố.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Chảy máu cam tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn hốt hoảng và lo lắng. Những tip dưới đây sẽ rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam.

Bệnh thoát vị bẹn chữa ngay để tránh vô sinh

Bệnh thoát vị bẹn là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nếu không phát hiện và điều trị sớm, rất có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách. Mẹ đã biết cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho nhanh khỏi chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, mẹ chớ nên coi thường.

Mặc dù bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ là điều thật sự cần thiết.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh xảy ra khá phổ biển, theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc. Bệnh viêm tai giữa thường không quá nghiêm trọng và không cần điều trị thuốc, tuy nhiên ở một số trẻ bệnh diễn tiến nghiêm trọng và có thể trở thành viêm tai giữa mạn tính.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, bé không uống đủ nước hoặc là do bé có thói quen nín nhịn đi ngoài. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về các cách chữa táo bón nhé.

Liệu con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

Trong những năm gần đây số lượng trẻ bị bệnh tự kỷ ngày càng tăng cao, tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu rõ về khái niệm bệnh tự kỷ? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em để tránh những biến chứng nghiêm trọng

Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng

Bệnh hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em

Nếu bé yêu nhà mình mãi chưa hết bệnh đái dầm, cha mẹ hãy thử áp dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em dưới đây nhé.

[Nhi khoa] Top 5 phòng khám nhi quận gò vấp được nhiều người tìm kiếm

Sức khỏe của con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất của cha mẹ bởi sức đề kháng của bé con còn yếu, rất dễ mắc bệnh. Mỗi lần trẻ ốm ba mẹ đều rất sốt ruột, không thể chờ đến lúc bệnh viện làm việc. Dưới đây là top 5 phòng khám nhi Gò Vấp không chỉ cung cấp dịch vụ chu đáo mà còn làm việc ngoài giờ hành chính, tiện cho các mẹ sắp xếp thời gian.

8 cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất quả đất

Những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ không còn lo lắng mỗi khi bé yêu nhà mình bị nấc cụt nữa. Cùng Finizz.com tìm hiểu nhé!

Viêm phế quản ở trẻ em – Những điều mẹ nên biết

Viêm phế quản ở trẻ em mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé phù hợp nhé.

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp. Hệ hô hấp của bé còn khá non nớt do đó bé rất hay bị cảm lạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé mỗi khi bị cảm lạnh “ghé thăm” nhé.

[Hồ Chí Minh] Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi nhất ở tphcm

Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Tphcm. Bạn có thể đến khám nhi và dinh dưỡng nhi với những bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại trang web finizz.com để không bị mất thời gian chờ đợi.

Cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ mẹ nên biết

Bạn đã biết cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ như thế nào để hiệu quả chưa. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi ở trẻ em khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.