Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng

Tác giả: Phan Khánh. Ngày đăng: 04-05-2017

Bệnh hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng viêm và hẹp đường hô hấp gây khó thở có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nói chung. Nhiều người chỉ dùng từ “hen” hoặc “suyễn” để chỉ cùng căn bệnh này. Ngoài ra, một số chuyên gia dùng cụm từ “hen phế quản” để miêu tả rõ hơn về căn bệnh này.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng hình ảnh 1

Khi bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật, chất gây ô nhiễm đường hô hấp gồm khói thuốc lá và mùi sơn, tình trạng co hẹp đường thở càng gia tăng mạnh, khiến các bé khó thở hoặc không thở được, tình trạng này được gọi là “cơn hen”. Cơn hen cũng có thể xảy ra ở những trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus hay đôi khi là do tập thể dục quá sức hoặc hít phải không khí lạnh.

Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết bé bị hen suyễn có cuộc sống bình thường và năng động. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường giảm dần khi trẻ lớn lên và đường thở mở rộng hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em

Ho là dấu hiệu chính giúp mẹ nhận biết khi bé lên cơn suyễn và triệu chứng này càng trầm trọng hơn vào ban đêm. Bé cũng có thể bị ho khi thực hiện các hoạt động thể chất hoặc sau khi tiếp xúc với chất kích thích (ví dụ như khói thuốc lá) hoặc các tác nhân dị ứng (như lông, vảy động vật, nấm mốc, mạt bụi nhà, gián).

Trong quá trình các đợt suyễn tấn công, các cơn thở khò khè của bé có thể suy giảm vì ít không khí lưu thông ra vào. Tuy nhiên, bé cũng có thể gặp tình trạng khó thở trong cơn hen suyễn, thở dốc và bị co rút ngực khi cố gắng hít thở.

Nhiều bé khi bị bệnh hen suyễn sẽ có các dấu hiệu mạn tính, chẳng hạn như ho ngày (hoặc đêm), ho mỗi khi vận động, ho khi tiếp xúc hàng ngày với vật nuôi, bụi và phấn hoa. Tình trạng suyễn được xem là “dai dẳng” nếu bé cần dùng thuốc nhiều hơn hai lần một tuần hoặc nếu thức giấc nhiều hơn 2 lần vào ban đêm mỗi tháng do các triệu chứng suyễn tái phát.

Một số bé dù không có các triệu chứng của bệnh hen suyễn, nhưng các bác sĩ vẫn có thể nghe thấy tiếng thở khò khè (đặc biệt khi bé hỉ mũi mạnh). Nếu bé đủ lớn để tiến hành việc chẩn đoán thì có thể phát hiện dấu hiệu bất thường bằng các xét nghiệm chức năng phổi (PFT).

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

Mẹ nên biết rằng, dù không bị dị ứng bé yêu vẫn có thể bị suyễn và các cơn thở khò khè có thể bắt đầu nếu bé hoạt động thể thao, căng thẳng hay tiếp xúc với các chất kích thích, tác nhân gây bệnh như ô nhiễm, dụng cụ vệ sinh gia dụng (đặc biệt là thuốc tẩy rửa), nước hoa, không khí lạnh. Khói thuốc lá cũng là một tác nhân nguy hiểm trọng yếu gây nên bệnh hen suyễn ở trẻ đấy.

Có nhiều yếu tố gây ra các đợt hen suyễn, nhưng yếu tố phổ biến nhất đối với bé dưới 5 tuổi là viêm đường hô hấp do virus, bao gồm cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, còn có các tác nhân gây bệnh hen suyễn phổ biển khác như:

·         Bụi, mạt nhà, gián, lông vảy động vật, phấn hoa và nấm mốc

·         Hít không khí lạnh

·         Một số loại thuốc

·         Một số loại thức ăn như sữa, trứng và lúa mì. Đối với những trẻ lớn hơn còn có các loại đậu (bao gồm cả đậu phộng) và cá

·         Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

Một số tác nhân ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể gây bệnh hen suyễn ở trẻ em như:

·         Căng thẳng hay có những cảm xúc buồn bực

·         Viêm xoang

·         Từng bị các chấn thương đường hô hấp (ví dụ trẻ từng đặt ống thở trong khí quản hay những trẻ hít phải khói thuốc lá).

Khi nào cần đưa bé đi bác sĩ?

Mẹ hãy yên tâm vì dù bị bệnh hen suyễn, bé vẫn có thể hoạt động thể chất giống bạn bè, kể cả vui chơi ngoài trời hay vận động thể dục. Nhưng những lúc ấy, mẹ nên theo dõi bé cẩn thận hơn, nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng của bệnh suyễn hoặc sức khỏe trở nên tệ hơn phải nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ để theo dõi và chữa hen suyễn mẹ nhé.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng hình ảnh 2

Nếu bé mắc bệnh hen suyễn, gia đình nên biết tình huống nào thì cần can thiệp y tế ngay lập tức. Nếu gặp các trường hợp sau, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình hãy đưa bé đi bác sĩ hoặc cấp cứu ngay:

·         Bé gặp phải các vấn đề hô hấp nghiêm trọng và mỗi lúc càng tệ hơn, đặc biệt nếu bé thở gấp và và thắt thành ngực khi hít vào và rên thành tiếng khi thở ra.

·         Ngón tay và miệng bé trở nên tái xanh.

·         Bé thường kích động, buồn ngủ thất thường hoặc bị rối loạn, hoang mang.

·         Bị đau ngực khi thở.

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn đây tuy nhẹ hơn nhưng cũng cần đi bác sĩ như:

·         Bé bị sốt, ho dai dẳng hoặc thở khò khè khi việc điều trị không hiệu quả

·         Bé ói mửa và không thể uống thuốc

·         Bé gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc ngủ vì gặp các vấn đề với các cơn ho, thở khò khè hay vấn đề về hô hấp.

Ngăn chặn các tác nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

Sau khi khám kỹ lưỡng và chi tiết, bác sĩ có thể kết luận là trẻ bị dị ứng. Ở trường hợp này, mẹ cần cân nhắc để giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng (phổ biến là dị ứng với bụi và loài mạt bụi nhà). Nếu không thể loại trừ được bụi, mẹ có thể thực hiện vài cách để giảm thiểu khả năng bé yêu sẽ tiếp xúc với chúng, từ đó hạn chế các đợt lên cơn suyễn.

Một vài cách ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn ở trẻ em mà mẹ có thể thực hiện tại nhà như sau:

·         Bọc đệm giường ngủ và gối của bé bằng loại vải bọc có tác dụng tránh các dị ứng gây suyễn.

·         Sử dụng gối hay chăn bông được độn bằng vải polyester thay vì độn bằng bông hay lông thú, dùng chăn bằng chất liệu acrylic mà máy giặt có thể giặt được.

·         Giặt khăn trải, chăn, gối, thảm bằng lông và thú nhồi bông 1-2 tuần/1 lần bằng nước nóng để diệt bọ bụi mạt nhà.

·         Hạn chế việc để thú nhồi bông trong phòng của bé hoặc hạn chế cho bé chơi đùa với thú nhồi bông.

·         Cân nhắc loại bỏ việc nuôi thú nuôi trong nhà (đặc biệt là chó và mèo).

·         Giữ bé tránh xa căn phòng khi mẹ đang hút bụi những tấm thảm sàn nhà hay vật dụng bằng gỗ nhé.

·         Mẹ có thể cân nhắc việc sắm sửa thiết bị lọc khí chuyên dụng (gọi là thiết bị công nghệ cao lọc không khí) để giữ cho phòng bé luôn sạch.

·         Duy trì độ ẩm không khí trong nhà dưới 50% nếu có thể, vì mạt bụi nhà và nấm mốc sinh sôi nảy nở rất nhanh ở những vùng ẩm thấp đấy.

·         Tránh sử dụng nước hoa, những sản phẩm lau chùi có mùi thơm và những món đồ với mùi hương,… vì đây có thể là tác nhân kích thích khiến bé yêu lên cơn suyễn.

·         Giảm nấm mốc bằng cách sửa chữa lại các ống thoát nước bị rò rỉ trong nhà.

·         Giữ bé tránh xa thuốc lá, xì gà, ống khói cũng như khói bụi ở lò sưởi.

·         Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà hay xe hơi.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Tổng hợp cách trị ho tại nhà cho bé đơn giản mà hiệu quả

Bạn có biết ho là một phản xạ sinh lý bình thường có tính bảo vệ cơ thể. Tuy vậy nếu ho quá nhiều có thể là do một căn bệnh nào đó tiềm ẩn bên trong. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách trị ho tại nhà vừa đơn giản vừa an toàn dưới đây nhé.

Nhận biết bệnh tay chận miệng ở trẻ em

Mẹ đã biết cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em ra sao hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt virus (vi rút) ở trẻ nhỏ

Sốt vi rút ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách làm hạ sốt rút ở trẻ nhỏ là gì? Sốt vi rút có nguy hiểm cho tính mạng của bé không? Bác sĩ nào khám sốt vi rút cho bé tốt? Sốt vi rút cần được điều trị bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em thường là do chứng cảm lạnh , cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu, khi bé không được bổ sung vitamin một cách đầy đủ.

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và tử vong.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên. và là bệnh hay gặp nhất ở con người. Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn. Cảm lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay do nhiễm virus trong môi trường. Bệnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh.

Béo phì ở trẻ em phải chăng do di truyền từ cha mẹ?

Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi viết rằng có hơn 50% trường hợp béo phì ở trẻ em là do yếu tố di truyền và môi trường của gia đình. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cũng cho thấy BMI di truyền qua các thế hệ, 20% di truyền từ mẹ và 20% từ bố.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Chảy máu cam tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn hốt hoảng và lo lắng. Những tip dưới đây sẽ rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam.

Bệnh thoát vị bẹn chữa ngay để tránh vô sinh

Bệnh thoát vị bẹn là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nếu không phát hiện và điều trị sớm, rất có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách. Mẹ đã biết cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho nhanh khỏi chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, mẹ chớ nên coi thường.

Mặc dù bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ là điều thật sự cần thiết.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh xảy ra khá phổ biển, theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc. Bệnh viêm tai giữa thường không quá nghiêm trọng và không cần điều trị thuốc, tuy nhiên ở một số trẻ bệnh diễn tiến nghiêm trọng và có thể trở thành viêm tai giữa mạn tính.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, bé không uống đủ nước hoặc là do bé có thói quen nín nhịn đi ngoài. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về các cách chữa táo bón nhé.

Liệu con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

Trong những năm gần đây số lượng trẻ bị bệnh tự kỷ ngày càng tăng cao, tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu rõ về khái niệm bệnh tự kỷ? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em để tránh những biến chứng nghiêm trọng

Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng

Bệnh hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em

Nếu bé yêu nhà mình mãi chưa hết bệnh đái dầm, cha mẹ hãy thử áp dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em dưới đây nhé.

[Nhi khoa] Top 5 phòng khám nhi quận gò vấp được nhiều người tìm kiếm

Sức khỏe của con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất của cha mẹ bởi sức đề kháng của bé con còn yếu, rất dễ mắc bệnh. Mỗi lần trẻ ốm ba mẹ đều rất sốt ruột, không thể chờ đến lúc bệnh viện làm việc. Dưới đây là top 5 phòng khám nhi Gò Vấp không chỉ cung cấp dịch vụ chu đáo mà còn làm việc ngoài giờ hành chính, tiện cho các mẹ sắp xếp thời gian.

8 cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất quả đất

Những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ không còn lo lắng mỗi khi bé yêu nhà mình bị nấc cụt nữa. Cùng Finizz.com tìm hiểu nhé!

Viêm phế quản ở trẻ em – Những điều mẹ nên biết

Viêm phế quản ở trẻ em mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé phù hợp nhé.

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp. Hệ hô hấp của bé còn khá non nớt do đó bé rất hay bị cảm lạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé mỗi khi bị cảm lạnh “ghé thăm” nhé.

[Hồ Chí Minh] Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi nhất ở tphcm

Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Tphcm. Bạn có thể đến khám nhi và dinh dưỡng nhi với những bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại trang web finizz.com để không bị mất thời gian chờ đợi.

Cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ mẹ nên biết

Bạn đã biết cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ như thế nào để hiệu quả chưa. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi ở trẻ em khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.