Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Tác giả: Lê Nguyễn Ngọc. Ngày đăng: 22-04-2017

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Chảy máu cam tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn hốt hoảng và lo lắng. Những tip dưới đây sẽ rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam.

Mũi là một bộ phận của cơ thể có chứa nhiều mạch máu nhỏ (hoặc động mạch) dễ vỡ. Hầu hết các trường hợp trẻ bị chảy máu cam đều bắt đầu ở phần thấp của vách ngăn  (là vách phân chia mũi thành 2 lỗ mũi), vách ngăn mũi có chứa các mạch máu có thể bị vỡ bởi một cú đấm vào mũi hay do va chạm với các cạnh sắc của móng tay.

Làm sao để cầm máu khi trẻ bị chảy máu cam?

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Khi thấy trẻ bị chảy máu cam, trước hết bạn hãy thật bình tĩnh sau đó trấn an đứa trẻ, giúp trẻ bình tĩnh. Một người bị kích động có thể bị chảy máu nhiều hơn một người được làm cho yên tâm và được hỗ trợ.

·        Ngay lập tức giữ cho đầu cao hơn tim, cho trẻ ngồi dậy nếu thấy trẻ bị chảy máu cam

·         Nghiêng nhẹ về phía trước để máu không chảy xuống thành sau của họng.

·         Nhẹ nhàng hỉ bất kỳ cục máu đông ra khỏi mũi. Xịt thuốc co mạch vào mũi.

·        Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ, bóp 2  cánh mũi ép vào nhau. Không nhét gạc hoặc bông vào bên trong mũi. Giữ yên vị trí trong năm phút. Nếu tình trạng trẻ bị chảy máu cam vẫn ko dứt, hãy giữ yên thêm 10 phút nữa

Các nguyên nhân gây khiến trẻ bị chảy máu cam tái phát?

Nguyên nhân chảy máu cam tái phát có thể là do:

·         Dị ứng, nhiễm trùng, hoặc khô gây ngứa và dẫn đến ngoáy mũi.

·         Hỉ mũi mạnh dẫn đến vỡ mạch máu bề mặt niêm mạc mũi.

·         Rối loạn đông máu do bệnh di truyền hoặc do thuốc.

·         Sử dụng thuốc (thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm).

·         Gãy xương mũi hoặc vỡ nền sọ. Chấn thương đầu gây chảy máu mũi nên được lưu ý kĩ.

·         Bệnh di truyền: xuất huyết do giãn mao mạch, một rối loạn liên quan đến sự phát triển mạch máu tương tự như một vết chàm ở phía sau của mũi.

·         Khối u, cả u ác tính và u lành tính, phải được xem xét, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc bệnh nhân lớn tuổi.

Trẻ bị chảy máu cam, khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên thì đó là một vấn đề quan trọng cần được đánh giá bởi bác sĩ tai mũi họng. Bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật đầu cổ sẽ kiểm tra mũi cẩn thận bằng sử dụng ống nội soi (là một ống với ánh sáng để quan sát phía trong mũi) trước khi đưa ra một khuyến cáo điều trị. Hai trong số các phương pháp điều trị phổ biến nhất là đốt điện và nhét gạc  trong mũi. Đốt điện là một kỹ thuật trong đó mạch máu được đốt bằng dòng điện, nitrat bạc hoặc laser. Đôi khi, bác sĩ có thể nhét trong mũi một miếng gạc đặc biệt (miếng gạc sẽ nở rộng khi thấm chất lỏng) hoặc một bóng cao su có thể bơm phồng lên qua đó gia tăng áp lực lên mạch máu để cầm máu

Những lời khuyên giúp phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam

·         Giữ cho niêm mạc mũi luôn ẩm bằng cách sử dụng một ít dầu dạng gel hoặc thuốc mỡ kháng sinh cho vào tăm bông bôi vào mặt trong của mũi, đặc biệt vách ngăn, một ngày làm 3 lần, kể cả khi đi ngủ. Sản phẩm thường được sử dụng bao gồm Bacitracin, thuốc mỡ vitamin A và D, Eucerin, Polysporin và Vaseline.

·         Giữ cho móng tay của trẻ em ngắn để ngăn ngừa việc ngoáy mũi

·         Chống lại những ảnh hưởng của không khí khô bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.

·         Sử dụng nước muối sinh lý xịt rửa mũi để làm ẩm niêm mạc mũi bị khô.

·         Bỏ hút thuốc, vì hút thuốc làm khô mũi và kích ứng niêm mạc mũi.

Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam vẫn tiếp tục chảy máu sau khi cầm

 

·         Cố gắng làm sạch những cục máu đông trong mũi.

·         Dùng thuốc co mạch xịt vào lỗ mũi đang chảy máu 4 nhát.

·         Lặp lại các bước cầm máu mũi trước.

·         Gọi cho bác sĩ nếu chảy máu vẫn còn kéo dài hơn 30 phút hoặc nếu chảy máu mũi xảy ra sau một

chấn thương đầu.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Tổng hợp cách trị ho tại nhà cho bé đơn giản mà hiệu quả

Bạn có biết ho là một phản xạ sinh lý bình thường có tính bảo vệ cơ thể. Tuy vậy nếu ho quá nhiều có thể là do một căn bệnh nào đó tiềm ẩn bên trong. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách trị ho tại nhà vừa đơn giản vừa an toàn dưới đây nhé.

Nhận biết bệnh tay chận miệng ở trẻ em

Mẹ đã biết cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em ra sao hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt virus (vi rút) ở trẻ nhỏ

Sốt vi rút ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách làm hạ sốt rút ở trẻ nhỏ là gì? Sốt vi rút có nguy hiểm cho tính mạng của bé không? Bác sĩ nào khám sốt vi rút cho bé tốt? Sốt vi rút cần được điều trị bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em thường là do chứng cảm lạnh , cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu, khi bé không được bổ sung vitamin một cách đầy đủ.

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và tử vong.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên. và là bệnh hay gặp nhất ở con người. Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn. Cảm lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay do nhiễm virus trong môi trường. Bệnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh.

Béo phì ở trẻ em phải chăng do di truyền từ cha mẹ?

Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi viết rằng có hơn 50% trường hợp béo phì ở trẻ em là do yếu tố di truyền và môi trường của gia đình. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cũng cho thấy BMI di truyền qua các thế hệ, 20% di truyền từ mẹ và 20% từ bố.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Chảy máu cam tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn hốt hoảng và lo lắng. Những tip dưới đây sẽ rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam.

Bệnh thoát vị bẹn chữa ngay để tránh vô sinh

Bệnh thoát vị bẹn là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nếu không phát hiện và điều trị sớm, rất có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách. Mẹ đã biết cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho nhanh khỏi chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, mẹ chớ nên coi thường.

Mặc dù bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ là điều thật sự cần thiết.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh xảy ra khá phổ biển, theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc. Bệnh viêm tai giữa thường không quá nghiêm trọng và không cần điều trị thuốc, tuy nhiên ở một số trẻ bệnh diễn tiến nghiêm trọng và có thể trở thành viêm tai giữa mạn tính.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, bé không uống đủ nước hoặc là do bé có thói quen nín nhịn đi ngoài. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về các cách chữa táo bón nhé.

Liệu con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

Trong những năm gần đây số lượng trẻ bị bệnh tự kỷ ngày càng tăng cao, tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu rõ về khái niệm bệnh tự kỷ? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em để tránh những biến chứng nghiêm trọng

Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng

Bệnh hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em

Nếu bé yêu nhà mình mãi chưa hết bệnh đái dầm, cha mẹ hãy thử áp dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em dưới đây nhé.

[Nhi khoa] Top 5 phòng khám nhi quận gò vấp được nhiều người tìm kiếm

Sức khỏe của con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất của cha mẹ bởi sức đề kháng của bé con còn yếu, rất dễ mắc bệnh. Mỗi lần trẻ ốm ba mẹ đều rất sốt ruột, không thể chờ đến lúc bệnh viện làm việc. Dưới đây là top 5 phòng khám nhi Gò Vấp không chỉ cung cấp dịch vụ chu đáo mà còn làm việc ngoài giờ hành chính, tiện cho các mẹ sắp xếp thời gian.

8 cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất quả đất

Những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ không còn lo lắng mỗi khi bé yêu nhà mình bị nấc cụt nữa. Cùng Finizz.com tìm hiểu nhé!

Viêm phế quản ở trẻ em – Những điều mẹ nên biết

Viêm phế quản ở trẻ em mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé phù hợp nhé.

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp. Hệ hô hấp của bé còn khá non nớt do đó bé rất hay bị cảm lạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé mỗi khi bị cảm lạnh “ghé thăm” nhé.

[Hồ Chí Minh] Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi nhất ở tphcm

Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Tphcm. Bạn có thể đến khám nhi và dinh dưỡng nhi với những bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại trang web finizz.com để không bị mất thời gian chờ đợi.

Cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ mẹ nên biết

Bạn đã biết cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ như thế nào để hiệu quả chưa. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi ở trẻ em khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.