Da Liễu

chào bác sĩ , em năm nay 19 tuổi mới sáng nay phát hiện trên bắp cánh tay trai xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti bao thành cụm trên bắp tay như nốt ruồi son , như vậy có sao không bác sĩ . mong bác sĩ trả lời giúp e với ..

Nguyễn Phan Quân

(2016/07/23 21:53)

Chào bạn,
Không rõ nốt li ti đó của bạn có gây ngứa không? Nếu có hiện tượng ngứa thì có thể bạn đã bị ghẻ.
Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm trùng, do ký sinh trùng có tên Sarcoptes Scabiei gây ra, dân gian hay gọi là ghẻ ngứa. bệnh chỉ ở da và dễ lây truyền từ người này sang người khác nhất là ở nơi điều kiện vệ sinh kém. đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, một số ít lây do tiếp xúc với đồ vật (quần,áo, giường, chiếu, chăn, màn). Vì tính chất lây truyền do tiếp xúc trực tiếp nên bệnh hay xảy ra theo gia đình, trong một gia đình thường có nhiều người mắc bệnh, hay gặp hơn cả là ở ký túc xá sinh viên, khu tập thể quân đội…
Ghẻ là một loại ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabiei, con cái có kích thước 0,3 - 0,5mm thường bắt được ở cuối đường hầm trong lớp thượng bì. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 1/4 (mắt thường có thể thấy như một điểm trắng di động), mmm đường kính, 300-400 có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 - 6 lần lột xác (trong vòng 20 - 25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu...
Bệnh lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp, ngủ chung giường, mặc chung quần áo, lây ở nhà trẻ, trường học. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả những người năng tắm gội. Nên khi chẩn đoán bệnh yếu tố dịch tễ rất quan trọng. Khám cho cháu nhỏ đồng thời cũng phải khám cho bố, mẹ hoặc những người liên quan trong gia đình. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, ở trại giam...
Triệu chứng lâm sàng: Từ khi bị lây ghẻ cho đến khi xuất hiện triệu chứng khoảng 10 - 15 ngày, với các triệu chứng sau:
Ngứa: \n- Đặc điểm quan trọng là ngứa chủ yếu về ban đêm khi chúng ta nghỉ ngơi và khi bắt đầu lên giường ngủ. Ngứa tập trung nhiều ở vùng da non và các nếp kẻ như: đùi, bụng, mông, bẹn, sinh dục, kẽ các ngón tay… \n- Xung quanh có nhiều người bị ngứa (anh em trong gia đình, người ngủ cùng giường, cùng phòng ở khu tập thể).\nMụn nước: \n- Màu trắng đục, nằm rải rác hoặc tập trung ở vùng da non thì càng có giá trị chẩn đoán (+) bệnh.\nSẩn ghẻ (sẩn mụn nước): \n- Sẩn đỏ nhô cao hơn mặt da trên đầu sẩn có mụn nước nằm rải rác hay tập trung nhiều ở vùng da non. Ở trẻ em, các sẩn này hay tập trung ở da bìu, ở nách, nếp dưới mông có giá trị chẩn đoán cao.\n- Ở phụ nữ các sẩn này hay gặp ở bụng, kẻ các ngón tay và nếp gấp mặt trước cổ tay.\n- Sần cục: là những cục cứng ở da, ngứa, vị trí ở nách hay bìu. Thường gặp ở trẻ em\nTổn thương da khác như nổi mề đay,vết trầy sướt do gãi…
Vị trí: Vị trí mà ghẻ ưa thích nhất là kẽ ngón tay, cổ tay, rốn bụng dưới, bẹn sinh dục, mông đùi, nách, khoeo, khuỷu tay và nếp gấp khuỷu, nếp gấp ở lòng bàn tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như 100% có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân. Trẻ em dưới 2 tuổi thường gặp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài các vị trí đặc hiệu ở trên, thương tổn ghẻ xuất hiện bất cứ nơi nào trừ mặt (trừ ghẻ Na Uy ở bệnh nhân HIV/AIDS, phạm nhân biệt giam và một số ít trẻ em dưới 1 tuổi thì có thể bị cả mặt).
Thương tổn là những mụn nước nhỏ như rôm nằm rải rác ở những vị trí nêu trên kèm theo có những rãnh ghẻ nhỏ ở dưới da, u cục ở nách, và bộ phận sinh dục. Đôi khi có vảy dày như vẩy nến gọi là ghẻ vảy hay ghẻ Na-uy. Bệnh ngứa nhiều về đêm lúc đắp chăn ấm, khi lao động nặng, trời nắng nóng.
Điều trị: Việc điều trị tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nan giải nếu như chỉ chữa một người trong khi có nhiều người bị trong một nhà. Nên phải bôi thuốc cho tất cả những người trong nhà có biểu hiện ngứa; là, luộc, tẩy uế quần áo, ga, gối, chăn màn, kể cả tất tay, tất chân. Ngoài ra một ở số địa phương có thể tắm biển, tắm nước muối, nước lá ba chạc, bôi nhựa cây máu chó,...
Nguyên tắc điều trị:\n- Ghẻ phải được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp để tránh các biến chứng và lây lan cho cộng đồng.\n- Phải điều trị cho những người tiếp xúc (điều trị cả gia đình, cả tập thể ở cùng phòng).\n- Tổng vệ sinh quần áo, chăn, chiếu…để diệt ký sinh trùng ngoài cơ thể có nguy cơ cơ tái nhiễm.\n- Bôi thuốc theo đúng lời dặn của Bác sĩ.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan