Máu - Hệ Tạo Máu

Chào bác sĩ ! Cháu là học sinh ! Trên lớp đi học cháu bị bạn cháu đâm bằng cái kim gì cháu không biết ! Khá đau mà cháu không biết nó có sâu không ! Đâm xong bạn cháu rút kim ra !Đó không phải bơm tiêm ! Tụi nó nghịch dại cháu không biết là nó đâm ai trước chưa ! Vậy cháu có thể bị HIV không ạ ? Bác sĩ cứ trả lời thật không cần an ủi đâu ạ ! Hình như trước 72h thì cháu có thể đi phơi nhiễm đúng không ạ ! Bác sĩ có thể nói rõ hình thức này cho cháu được không ạ ? Có áp dụng cho trường hợp của cháu không ạ ?

Hưng

(2016/03/29 18:37)

Chào bạn,
Virus HIV được lây truyền qua 3 con đường: máu, tình dục, mẹ sang con. Trường hợp của bạn vì không biết rõ nguồn gốc của kim tiêm, cũng như không biết trên kim tiêm có nguồn lây bệnh hay không nên dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm là điều cần thiết. Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng và rõ ràng là giúp người bị phơi nhiễm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV. Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ. Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần.
Bạn nên đến các các trung tâm như bệnh viện Pastuer để tham khảo ý kiến và điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
thân ái!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan