Sản Phụ Khoa

cháu năm nay 15 tuổi, là nữ. cháu thấy hai ngày nay, phần bên trái ( giữa rốn và biện) cháu cảm thấy đau ở bên trong( cháu nghĩ là phần thắt lưng bên trái). đau ê ẩm , và thỉnh thoảng lại đau chứ không đau liên tục. Đặc biệt phần mặt trong đùi bên trái của cháu có xuất hiện vài nốt ban đỏ nhưng không ngứa. năm cháu học sinh học lớp 8, có phần về bệnh giang mai, chúa cũng lên mạng search thì cũng thấy vài hình ảnh có hình giống nốt ban đó. Nhưng cháu thấy bệnh giang mai chỉ lây qua đường tình dục, cháu thì chưa bao giờ làm điều đó cả. vậy bác sĩ có thể cho cháu biết là cháu có thể bị mắc bệnh j đuọc không ạ. cháu rất lo lắng xin cảm ơn bác sĩ nhiều.

Nguyễn Mai

(2015/09/20 03:20)

Chào cháu
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mẩn đỏ ở vùng bẹn và cơ quan sinh dục như: viêm da do côn trùng, hecpes, nấm...
Phương pháp xử trí. Ngay sau khi xuất hiện rát đỏ và cảm giác rát bỏng, cần dùng nước muối 0,9% (mua ở cửa hàng thuốc hoặc tự pha nhạt như nước mắt hoặc nhạt hơn canh) rửa và đắp vào chỗ tổn thương 5-10 phút một lần, mỗi ngày từ 3-4 lần.
Các thuốc làm dịu da, giảm kích ứng có thể dùng trong giai đoạn mới chỉ có đỏ da và rát bỏng như: dung dịch acid boric, hồ nước, kem có kháng sinh và corticoid như Gentrisone... Thuốc toàn thân: kháng histamin, kháng sinh khi có nhiễm trùng, giảm đau, hạ sốt nếu có sốt và nhiễm trùng.\nThuốc kháng virut hecpes như: Tuýp bôi: Acyclovir 10g..
Trước mắt, cháu hạn chế mặc quần bó chật, tạo điều kiện thông thoáng cho vùng bị nhiễm nấm. Áo quần nên giặt nước sôi, ủi nóng để diệt nấm (có thể giặt luôn cả mền gối nếu cần.) Điều trị tiếp tục bằng thuốc bôi trong một thời gian, kể cả sau khi hết thấy nấm để tránh tái phát. Khi bôi thuốc nên bôi rộng ra cả vùng da chưa bị nhiễm.
Nếu không thấy đỡ, hoặc khi thấy có những biểu hiện nghi ngờ bị bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu như Viện Da liễu Việt Nam, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM và các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Đau vùng bụng thắt lưng trái gồm những nguyên nhân sau:
+_Herpes zooster và zona ảnh hưởng đến da vùng này\n+ Tổn thương xương sườn\n+ Căng cơ thành bụng\n+ Tổn thương lách hay có khối u ở lách\n+ Loét hay có khối u ở dạ dày\n+ Viêm tụy\n+ Viêm gan hay có nang hoặc khối u ảnh hưởng đến thùy trái của gan\n+ Nhiễm trùng thận trái, hay gọi là viêm thận-bể thận, rất thường gặp\n+ Sỏi thận trái, cũng rất thường gặp, thường đau dữ dội, lan từ vùng thắt lưng đến vùng háng, kèm nôn ói\n+Bệnh hoặc có nang, hay khối u trong thận trái\n+Sỏi hay khối u trong niệu quản trái\n+Bệnh ở tuyến thượng thận trái\n+Khối u hay viêm ruột trái\n+Nhiễm trùng ảnh hưởng phần đáy phổi trái.\n+Vấn đề về tim mạch\n+Phình động mạch chủ bụng\n+Ngộ độc thức ăn: thường xảy ra trong vòng 1 đến 48 giờ sau ăn, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, có hoặc không có nóng sốt, rối loạn tiêu hóa.\nĐau bụng dưới trái:\n1/2 dưới của bụng trái có các cơ quan và cấu trúc: phần dưới thận trái, phần dưới niệu quản trái, đại tràng xuống, đại tràng sigma, bàng quang, buồng trứng và ống dẫn trứng trái ở phụ nữ, mạch máu lớn, thần kinh, cơ thành bụng, da.\nCác nguyên nhân gây đau 1/2 dưới của bụng trái gồm:\n+ Phình động mạch chủ: người bệnh có thể đột ngột suy sụp, nhợt nhạt, lạnh run, và tụt huyết áp\n+ Ung thư ruột: ung thư ruột bên trái có thể gây đau 1/2 dưới của bụng bên trái, kèm các triệu chứng sụt cân, táo bón, chán ăn, tổng trạng yếu, kéo dài nhiều tháng.\n+ Tắc ruột: tắc bất kì đoạn ruột bên trái nào đều gây đau bụng trái, kèm các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, tăng áp trong ổ bụng, ruột có thể tạo ra các âm thanh lớn từng cơn. Tắc ruột hoàn toàn gây bí trung đại tiện, còn bán tắc ruột chỉ gây bí đại tiện còn vẫn trung tiện được.\n+ Táo bón: nếu là táo bón đơn thuần, không thể thải phân ra ngoài, người bệnh dễ dàng nhận thấy bụng hơi chướng, mà không có sụt cân.\n+Bệnh Crohn’s: nếu có ảnh hưởng đến đại tràng xuống hay đại trường sigma sẽ gây đau bụng trái.\n+ Viêm túi thừa: thường gặp ở người trên 60 tuổi, chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng sigma\n+ Thai lạc chỗ:đây là điều đầu tiên tất cả các BS nghĩ đến khi một bệnh nhân nữ ở độ tuổi sinh sản (11 đến dưới 55 tuổi) nhập viện vì đau bụng dưới phải hay trái. Cơn đau từ âm ỉ cho đến đau quặn, thường kèm chảy máu âm đạo.\n+ Lạc nội mạc tử cung\n+ Ngộ độc thức ăn\n+ Thoát vị\n+ Hội chứng ruột kích thích\n+ Sỏi thận\n+ Nhiễm trùng thận\n+ Nang buồng trứng: phân biệt với đau ruột thừa ở chỗ: đau đột ngột, không sốt, không chán ăn. Bn có thể lăn lộn trong cơn cơn đau\n+ Khối u, viêm loét, xoắn đại tràng sigma\nTùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có các biểu hiện đau cũng như các triệu chứng đi kèm khác nhau. Trường hợp đau của cháu không mô tả rõ nên không thể tư vấn cụ thể cho cháu được. Cháu cần xem trong các nguyên nhân trên có bệnh nào gần giống với cháu không. Để chắc chắn cháu nên đi khám bác sĩ.
Chúc bạn mau khỏi

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan