Chào bạn, ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp đẩy lùi hiện tượng khó chịu này. Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no và nuốt vội vàng. Nên tránh những thức ăn có khả năng sinh hơi như hành, tỏi.
Ăn thức ăn dễ tiêu, hạn chế thức ăn chua cay, các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá). Hạn chế ăn kẹo và bánh ngọt. Bổ sung nhiều rau như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng. Ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm ngay hoặc ngồi lâu.
Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Nên hạn chế ăn kẹo, bánh ngọt. Nên ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hàng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng. Ăn xong chưa vội đi nằm ngay hoặc ngồi lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng.
Sau bữa ăn nên dùng tay xoa bóp bụng để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày. Đồng thời có chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột như đi bộ, cầu lông, hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.
Chúc bạn sức khỏe!