Tiêu Hóa

Xin chao bs .con e nam nay hon 3tuoi ch bi tao bon thuing xuyen .phan rat to va cung moi lan di thi bi nut hau mon chay mau.vay chau phai uong thuoc gi va dieu tri nhu the nao a

tuan tu

(2015/07/25 13:03)

Chào bạn, bé đã bị táo bón như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển. Xin lưu ý bạn một việc cụ thể sau:
Khẩu phần ăn không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm (như thịt hoặc cá, trứng, tôm, cua, chỉ khoảng 150-200g/ngày). Tăng cường các loại rau xanh như mồng tơi, rau đay, rau lang, rau cải, rau muống, súp lơ xanh, rau ngót). Hoa quả bạn nên cho bé ăn nguyên quả chứ không nên chỉ uống nước. Có thể dùng các loại quả như chuối tiêu, cam, quít, bưởi (ăn cả tép), đu đủ chín, thanh long, dưa hấu, xoài... Tăng cường uống nước lọc, nước canh nhưng không nên uống nước đóng hộp.
Đối với sữa, bạn chọn loại sữa dễ tiêu hóa, thường nhà sản xuất ghi rõ trên nhãn. Kết hợp mỗi ngày cho bé ăn 1-2 hũ sữa chua sau bữa ăn cơm. Không nên sử dụng sữa cao năng lượng vì làm bé càng táo bón hơn. Thường xuyên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ ngày 2-3 lần vào lúc đói, mỗi lần khoảng 5 phút. Tập cho bé đi ngoài vào giờ nhất định, có thể tập cho bé đi ngoài sau bữa ăn khoảng 30 phút đến một tiếng vì lúc này nhu động ruột thường tăng làm bé dễ đi ngoài hơn. Ngày nào bé cũng đi ngoài thì phân sẽ mềm, nếu bé không đi được thì phân càng khô cứng làm bé càng bị đau và sợ hãi khi đi ngoài.
Nếu bổ sung men vi sinh 10 ngày chưa có kết quả, có thể cho bé sử dụng thêm, tăng cường thêm cả chất xơ hòa tan nữa. Bạn không nên lạm dụng việc thụt cho bé vì dễ làm tổn thương cơ thắt hậu môn làm bé dễ bị bệnh ị đùn (đi ngoài không tự chủ).
Sau khi áp dụng tất cả các cách trên, nếu thấy tình trạng của bé vẫn không cải thiện, bạn cần cho con đi khám chuyên khoa tiêu hóa để các bác sĩ xác định rõ nguyên nhân táo bón, từ đó có quyết định cách giúp cháu khắc phục.
Chúc bạn thành công.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan