Da Liễu

Con tôi là sinh viên Bách khoa tp/HCM, một chuyến đi công tác xã hội ở Tây Ninh cháu bị côn trùng gì đó cắn ở cẳng chân (ống quyển),đến nay (8 tháng) vết cắn loét ra to và lan ra nhiều vùng khác,bàn chân,cổ tay...đi da liễu BS khám nói bị Chàm,cho uống thuốc,thoa thuốc đỏ(xanh),vẫn không bớt,chảy nước vàng liên tuc...BS ởTrung tâm Pasteur xét nghiệm mẫu ghẻ tìm thấy 2 mẫu vi khuẩn (cháu đang thực tập tại TT Pastuer tp/HCM) cho thuốc mơi....Chúng tôi rất lo lắng,không biết tạisao ghẻ lại lâu hết còn lan ra nhiều nơi trên người...Kính mong các bác sĩ tư vấn cho tôi phải làm sao!

Nguyễn văn Thiện Thuật

(2015/07/07 14:12)

Chào bạn,
Do tôi không trực tiếp thăm khám nên việc đưa ra các chuẩn đoán cũng rất khó khăn, tuy nhiên với một bệnh viện có chuyên môn cao như bệnh viện da liễu thì khả năng chuẩn đoán bệnh thì có thể tin tưởng. Vết thương chàm qua giai đoạn chảy nước : mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày. Tình trạng của con bạn đã được 8 tháng, bệnh chàm cấp tính dai dẳng, không khỏi thì trở thành bệnh chàm mạn tính, biểu hiện da đỏ có vảy ngứa, thỉnh thoảng lại chảy nước, nếu tồn tại lâu và do gãi nhiều thì da sẽ dày lên, nếp da sâu xuống tức là liken hóa. Trong quá trình phát triển vết thương có thể bị viêm nhiễm vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Nguyên tắc điều trị bệnh:
- Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh.
- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.
- Chú ý chế độ ăn : Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.
- Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của bệnh nhân.
- Giải thích cho bệnh nhân không cọ, gãi, sát xà phòng, chích lể, hoặc bôi đắp lung tung.
2. Thuốc bôi toàn thân :
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.
2.1. Thuốc bôi :
- Giai đoạn cấp : Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.
- Giai đoạn bán cấp : Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...
- Giai đoạn mạn : mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.
3. Thuốc toàn thân :
3.1. Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa.
- Kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.
- An thần : diazepam, seduxen.
3.2. Thuốc giải mẫn cảm :
Vitamin C liều cao 1 đến 2gam/ ngày.
3.3. Vitamin liệu phòng : D 2, A, B2, B6, P, PP, F.
3.4. Khi hậu liệu pháp : Nghỉ ở vùng có nước suối khoáng hoặc ven biển.
Bạn nên đưa cháu đi khám lại tại bệnh viện da liễu để co hướng điều trị thích hợp bạn nhé, nên nói rõ nguyên nhân từ lúc hình thành bệnh, các loại thuốc đã uống, quá trình điều trị bệnh, để các bác sĩ có thể có những hướng xử lý kịp thời.
Chúc cháu mau khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan