Miễn Dịch - Dị Ứng

Chào bác sĩ , cháu năm nay 15 tuổi , gần đây cháu có hiện tượng nổi mẩn ngứa nan đầu là nhưng vết mẩn nhỏ và ngứa rất ít sau đó cháu gảy một hồi thì ngay vết đó dần to lên và ngứa rất dữ dội nhìn vết bị nổi mẩn to đó trông nó ghê lắm ạ , cháu thường bị nổi mẩn vào trước giờ đi ngủ khoảng 7h30 là bắt đầu nổi , cháu bị cũng gần nữa tháng nay rồi ạ , vào tối nay cháu bị ngứa ở vùng trán và gảy liên tục thì nó lan ra xuống mí mắt phải dẫn đến sưng lên cách đây 2 tuần cháu cũng bị nổi 1 vết ở gần mí mắt do ngứa quá cháu không chịu nỗi đành gảy liên tục và hồi sau thì nó lan rộng ra hầu như làm sụp mắt cháu hoàn toàn đến 2 ngày mới hết khỏi . Trong trí nhớ cháu chỉ nhớ là vào hè là cháu thừlng hay bị nỗi ngứa như vậy , cháu nhớ năm cháu 12 tuổi cháu đã bị nỗi hết vùng lưng rồi tới mặt trông cháu như quái vật sao đó cháu sức dầu lên thì nó bớt ngứa nhưng sáng hôm sao ngay vết ngứa đó xẹp khoảng 80% và ấn vào cảm giác đau nhẹ . Và gần đây cháu thường bị nhiều nhất là cổ tay , cù chỏ tay , bắp đùi và cổ chân , và mắt nữa ạ . Và cháu cũng hay bị chảy máu cam và mỗi khi bị là máu sẽ ra nhưng một hồi sao khi hỉ ra thì có 1 cục máu bị đặc lại nhưng cũng không quá đặc , mỗi khi bị là cháu liền thấy cục máu như vậy , mỗi lần bị thì cháu nghĩ chắc nó bình thường không sao nhưng sáng nay cháu lại bị thì chị hàng xóm cháu nói chảy máu hỉ ra máu đặc vậy sao không đi khám coi có gì không , và cháu bị chảy máu cam khi cháu còn nhỏ , hồi đó khi ngủ đầu cháu luôn hướng về phía cánh quạt quay . Bác sĩ cho cháu biết là cháu bị bệnh gì hay không và nó sẽ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sao này của cháu không vậy ạ và cho cháu biết nguyên nhân bị nổi như vậy để cháu biết và đi điều trị sớm . Cảm ơn bác sĩ .

Phan Hồng Yến

(2015/06/12 08:08)

Chào bạn,
Chào bạn,
Trong thư bạn không cho biết rõ vị trí, hoàn cảnh xuất hiển của các tổn thương da, nên rất khó tư vấn cụ thể. Tuy vậy, tôi xin cung cấp thêm thông tin về trình trạng dị ứng da để bạn tham khảo.
Dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể quá mẫn cảm với một số chất từ môi trường bên ngoài mà cơ thể cho là lạ. Dấu hiệu thường gặp là phát ban, mày đay, ngứa... Những tác nhân gây dị ứng có thể là thức ăn, côn trùng, nấm mốc, thuốc, thời tiết, nước, hóa chất (cả hóa chất ở nơi làm việc, hóa chất gia dụng như nước rửa bát, cọ toilet...), mỹ phẩm, xà phòng...
Qua thông tin trong thư, bạn có thể bị dị ứng với tổn thương mày đay. Đây là một dạng dị ứng với những yếu tố kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đa số trường hợp có liên quan tới cơ địa mẫn cảm dị ứng (bố mẹ, anh chị em hoặc bản thân bị hen, eczema). Triệu chứng mày đay khá điển hình. Tổn thương biểu hiện thành từng vết sẩn có đường kính 1-2 cm hoặc thành đám sẩn to, hình dáng bất kỳ, tròn hoặc vằn vèo, ranh giới rõ, gồ lên mặt da, màu đỏ. Bệnh nhân ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, tổn thương mọng lên, nổi thêm nhiều đám khác. Vài giờ, vài ngày sau, các sẩn có thể lặn, không để lại di chứng gì trên da. Nhưng bệnh có xu hướng tái phát, rất thất thường, do nhiều yếu tố. Đợt nổi đầu tiên gọi là mày đay cấp; những đợt sau đó 4-8 tuần gọi là mày đay tái phát, mạn tính.
Vấn đề bây giờ là cần tìm nguyên nhân gây dị ứng để có thể điều trị hiệu quả. Rất tiếc bạn không cho biết vị trí tổn thương da, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt... Đây là những thông tin góp phần gợi ý tìm nguyên nhân gây dị ứng. Bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn (có ăn thực phẩm gì lạ không, nhất là hải sản), đồ dùng hằng ngày (quần áo, khăn tắm, xà phòng, sữa tắm...), môi trường xung quanh (hóa chất, môi trường khói bụi, nấm mốc, phấn hoa...). Thậm chí, bạn có thể bị dị ứng thời tiết.
Song song với việc phát hiện nguyên nhân, bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng, không gãi hay chà xát mạnh để tránh làm da xây xước, chảy nước, nhiễm trùng. Bạn có thể uống thuốc chống dị ứng, song chỉ có tác dụng giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Dị ứng hoặc Da liễu, làm một số xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân gây dị ứng để tìm cách loại trừ hoặc phòng tránh nguyên nhân mới có thể khỏi bệnh, không nên để tình trạng dị ứng kéo dài dễ gây khó khăn trong điều trị sau này.
Chúc bạn mau khỏi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Miễn Dịch - Dị Ứng
Da xin hoi bs e bi viem gan sieu vi b e dung thuoc hepazol co duoc khong a ?

Nguyenvansang

(2016/05/12 21:47)