Chào bạn, Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Rách sụn chêm thuờng gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao… Điều trị rách sụn chêm Điều trị rách sụn chêm dựa vào hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương. Rách ở vị trí 1/3 ngoài: do cấp máu tốt nên dễ liền. Nếu rách nhỏ tự liền, rách lớn khâu bảo tồn qua nội soi, dễ liền. Rách dọc vị trí 1/3 ngoài là một ví dụ. Ngược lại, rách ở vị trí 2/3 trong: rất khó liền do cấp máu kém. Đặc biệt rách 1/3 trong không liền. Điều trị thường cắt bỏ phần rách qua nội soi. Điều trị tổn thương sụn chêm còn dựa vào các yếu tố như tuổi, mức độ hoạt động của bệnh nhân.
Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) Những trường hợp rách nhỏ ở bờ ngoại vi, lâm sàng không đau, gối còn vững thì không cần phẫu thuật. Điều trị ngay sau chấn thương bằng cách: chường đá, băng chun gối, hạn chế vận động, tốt nhất là nghỉ ngời, bất động, đồng thời dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như celebrex, mobic…thuốc giảm phù nền.
Điều trị bằng phẫu thuật Cắt toàn bộ sụn chêm: Sụn chêm được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp. Phương pháp này hiện nay ít dùng. \nCắt một phần sụn chêm: Phẫu thuật cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương. Chỉ định khi rách sụn chêm vùng vô mạch. Khâu sụn chêm Chỉ định: \n+ Vị trí rách vùng giàu mạch máu nơi tiếp giáp với bao khớp + Loại rách dọc dài khoảng 2 cm + Rách mới không quá 8 tuần Bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!