Tiêu Hóa

tuvansuckhoe24h vui lòng cho em hỏi thế này, em là Nam, 25 tuổi, trước đây mỗi buổi ăn, em ăn khoảng 2 chén cơm, mỗi ngày 3 buổi, nhưng gần 1 tháng nay, em chỉ ăn mỗi lần khoảng 0.5-1 chén cơm, mà vẫn thấy no, không có cảm giác đói, sức khỏe thấy bình thường. Em là nhân viên văn phòng, nên ăn cơm ngoài. Vậy Bác sĩ cho em hỏi, sức ăn uống của em giảm như thế có ảnh hưởng gì không, lần trước em khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan thì bị kết luận là rối loạn lipid máu (mới vượt ngưỡng 0.4). Cảm ơn Bác sĩ... Rất mong nhận được trả lời sớm của Bác sĩ.

Hậu Huỳnh

(2014/11/13 20:38)

Chào bạn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ăn không ngon miệng như: bệnh lý (bệnh tim-phổi, người bệnh mệt mỏi không muốn ăn, lại còn bị sụt cân vì các chức năng tuần hoàn, hô hấp cần nhiều năng lượng hơn để làm việc.) hoặc do tác dụng của thuốc ( amphetamine, thuốc gây khô miệng (cogentin, artane)....
Vì mất ăn ngon chỉ là dấu hiệu của một bệnh nào đó trong cơ thể, cho nên cần đi bác sĩ để tìm ra nguyên nhân rồi điều trị nguyên nhân đó.
Với bệnh nhân, nên lưu ý tới các điểm sau đây:
-Ăn chung với bạn bè hợp tính sẽ vui hơn và ăn được nhiều hơn.
-Bầy biện bàn ăn với chén bát mầu sắc, sạch sẽ, kèm thêm vài bông hoa, điệu nhạc hấp dẫn
-Ăn làm nhiều bữa nhỏ mỗi hai giờ trong ngày thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính. Một mâm cơm với nhiều món ăn có thể làm nhiều người thấy ngán, không muốn ăn. Ăn ít một giúp tiêu hóa dễ dàng hơn rồi sau đó tăng dần dần phần ăn.
-Món ăn phải hợp với khẩu vị, ý thích của mỗi cá nhân
-Khi ăn, nên chậm rãi nhai để thưởng thức hương vị món ăn và tạo ra sự muốn ăn món đó trong tương lai
-Bữa ăn nào thấy ngon miệng thì tăng món ăn trong bữa đó.
-Thêm gia vị, mầu sắc khi nấu nướng để món ăn hấp dẫn hơn
-Tránh uống nhiều nước hoặc uống thuốc trước bữa ăn để tránh no bụng.
- Kiêng món ăn có thể làm no hơi như nước có gas, cà phê, rau cải bắp, broccoli.
-Ðể có đủ năng lượng và chất đạm, uống hai ly sữa ít chất béo hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.
-Tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và thuốc lá là những chất kích thích niêm mạc dạ dày, ruột khiến cho ăn không thấy ngon. Nhiều người dùng một chút rượu gọi là “khai vị” để giúp ăn ngon, nhưng nên uống trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
-Uống nước đầy đủ để miệng khỏi khô, khó nhai nuốt thực phẩm.
-Tránh táo bón và tiêu chẩy.
- Ði bộ hoặc tập luyện nhẹ giúp ăn ngon hơn đồng thời cũng giúp cơ thể tiêu thụ chất dinh dưỡng. Tránh các tập luyện quá sức của mình.
-Giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều chỉnh răng giả, khám bác sĩ nha khoa theo định kỳ.
-Giảm thiểu nguyên nhân tinh thần như căng thẳng bằng tâm lý trị liệu, áp dụng phương pháp thư giãn cơ thể, thiền định, tập trung hít thở để giảm bồn chốn, lo âu, nhờ đó có thể cải thiện sự ăn uống.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan