Bệnh Khác

Bác sĩ ơi em gặp vấn đề nhỏ về tuyến nước bọt...cũng không nghiêm trọng lắm nhưng nước bọt tiết ra hơi nhiều...mỗi lần nói chuyện rất bất tiện và nhiều khi nước bọt còn rơi ra ngòai, khi lo lắng hồi hộp em càng bị nhiều hơn nữa....gia đình em mẹ và ông ngọai em cũng có tình trạng như vậy Cho em hỏi có phải do di truyền không...bệnh này có chữa được không ạ?

Nhi

(2014/10/19 18:13)

Chào bạn,
Nước bọt được tăng tiết từ tuyến mang tai (là tuyến nước bọt lớn nhất), tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi.Mỗi ngày các tuyến nước bọt tiết ra khoảng 800-1.500ml nước bọt, thành phần chính của nước bọt gồm có chất nhầy, các men tiêu hóa như amylase, các chất muối khoáng, protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu. Nước bọt có tác dụng trong việc tiêu hóa thức ăn bằng cách phân hủy chất bột nhờ men amylase, làm ẩm ướt miệng, nhờ có nước bọt mà thức ăn dễ nuốt.
Tuyến nước bọt có 2 chức năng: nước bọt được tiết ra liên tục (tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và tuyến nước bọt nhỏ); và tiết ra khi ăn (tuyến mang tai). Trong một số trường hợp bệnh lý hay sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra giảm hoặc tăng tiết nước bọt. Có hai loại nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Sự tiết ra của nước bọt có tính phản xạ, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh trung tâm, loại bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, bệnh Parkinson, người bệnh tai biến mạch não, bệnh tê liệt thần kinh mặt, di chứng viêm não… Ngoài ra, tăng tiết nước bọt còn gặp trong khi dùng thuốc như clozapin, các thuốc cholinergic… Hiện tượng tăng tiết nước bọt mang tính bệnh lý thường gặp ở bệnh viêm khoang miệng, viêm niêm mạc họng và khoang miệng bị kiềm acid ăn mòn, bị kích thích hoặc bị mưng mủ ở thành sau của họng, hầu họng và thực quản.
Do đó, bạn nên đến các chuyên khoa tai muĩ họng để kiểm tra, sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị cho hợp lý.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Em bị hôi nách bệnh viện nào chữa được bệnh này ạ

Hà Trúc Mai

(2016/07/24 05:59)