Tiêu Hóa

Cháu được chẩn đoán là TRĨ NỘI ĐỘ I-II, PHÌ ĐẠI NHÚ HẬU MÔN. Mỗi khi đi tiêu thì bị lòi ra ngoài, không có máu nhưng rất đau, cả ngày sau phần thịt đó tự thụt vào mới hết đau. Cháu điều trị suốt 1 tháng mà không thấy bớt. Bác Sĩ bảo phần thịt lòi ra là phần nhú hậu môn to hơn người thường một chút nên mới thấy đau, còn trĩ của cháu rất bé và nằm bên trong. Bác Sĩ bảo cháu còn trẻ và trĩ bé nên không nên làm phẫu thuật, giờ cứ phải "sống chung" với nó, khi đi tiêu xong thì ấn nó vào thôi. Nhưng cháu đi tiêu rất dễ, không rặn mà nó vẫn lòi ra. Như vậy rất phiền và cháu sợ bệnh sẽ nặng lên (dù cháu bị tình trạng này đã 1 năm rồi, bệnh không bớt mà cũng không nặng lên). Xin các Bác Sĩ tư vấn cho cháu ạ!

Khánh Linh

(2014/10/07 16:33)

Chào bạn, U nhú phì đại hậu môn là một bệnh lành tính, triệu chứng là có khối sưng dạng u nhú màu trắng ở ống hậu môn, khá cứng và nhiều. Viêm u nhú hậu môn có triệu chứng là thường cảm giác có vật lạ trong hậu môn, cùng với sự tăng sinh phì đại của u nhú, khi đi đại tiện u nhú có thể sa ra ngoài hậu môn. U nhú nhỏ, sau khi đại tiện xong có thể tự trở lại bên trong hậu môn. U nhú to thì cần dùng tay nhét vào. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây sưng phù hậu môn và đau.
U nhú hậu môn cần thiết được điều trị sớm, do u nhú hậu môn thường xuyên sa ra ngoài, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch, làm ngứa hậu môn và đại tiện không hết. Nếu u nhú quá lớn sẽ làm tắc nghẽn hậu môn, gây táo bón và làm cho phân bị biến dạng, như phát sinh tình trạng lở loét, ra máu khi đại tiện, phân có mủ,…Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, có thể bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng cũng có thể phải tiến hành làm thủ thuật. Và bác sĩ đã khuyên bạn nên sống chung với bệnh do bệnh đang ở thể nhẹ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Do đó bạn nên theo lời khuyên của bác sĩ và chú ý bạn nên tập cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ, tránh các đồ cay nóng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tránh ngồi nhiều… Nên đi khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để chủ động trong việc điều trị bệnh.
CHúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan