Tai Mũi Họng

Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 43 tuổi. tôi có tình trạng như sau, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Khi tôi 23 tuổi, tôi sinh con đầu lòng và cùng lúc đó tôi bị bệnh ngoài da, viêm da toàn thân, có mủ và có nước. Trong thời gian điều trị bệnh viêm da, có 1 lần nước từ các vết thương chảy vào tai, cả hai bên. Tai tôi bắt đầu ngứa. Tôi ngoáy sâu vào trong tai quá nhiều vì càng ngoáy sâu càng dễ chịu. Sau khi chữa khỏi bệnh ngoài da thì tôi phát hiện tai tôi có tiếng ồn. Tiếng ồn lúc đó nhỏ, chỉ khi yên tĩnh mới có thể nghe thấy. Nó giống tiếng ve kêu, có vẻ rất xa xôi rồi càng ngày càng gần. Bây giờ càng ngày càng nặng, đến mức cả ngày tôi nghe thấy tiếng ồn, nó làm tôi không nghe thấy gì cả và nó khiến tôi khó chịu và loạn cả đầu óc, nhất là về đêm, khi yên tĩnh, không còn tiếng ồn. Tai tôi không đau, không bị viêm gì cả. Dùng bông ngoáy vào cũng không có mùi. Tôi rất mong bác sĩ tư vấn về bệnh của tôi giúp tôi. Tôi cảm ơn bác sĩ.

Phạm Thị Nghiêm

(2014/03/26 05:33)

Chào bạn,
Có tiếng vo ve trong tai là triệu chứng của tình trạng ảo giác về âm thanh (ảo thanh). Nguyên nhân gây ra ù tai có thể là các bệnh lý tổn thương tại tai, có thể là những nguyên nhân toàn thân... Do đó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
- Bệnh lý tại tai: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Nếu ù tai và tiếng vo ve xảy ra sau khi có triệu chứng chóng mặt của rối loạn tiền đình thì có thể do tổn thương ốc tai.
Tiền đình là vùng đảm nhận chức năng nghe và thăng bằng của cơ thể. Bệnh lý gây tổn thương vùng này có thể: thiếu máu nuôi dưỡng do xơ vữa mạch máu, nuôi ốc tai tiền đình, do nhiễm chất độc hóa chất và thuốc vào ốc tai, tiền đình; do nhiễm siêu trùng, do u dây thần kinh số VIII...
- Bệnh lý chuyển hóa: tiểu đường, mỡ trong máu cao...
- Bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, huyết áp tụt, xơ vữa động mạch....
Nhiều nguyên nhân phức tạp như vậy nên bạn cần đến bệnh viện chuyên về tai mũi họng, BS phải khám kỹ lâm sàng, từ đó có chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng phù hợp, như: các xét nghiệm máu, đo và đánh giá sức nghe, nội soi vòm mũi họng, CT scanner sọ não hay MRI nhu mô não. Sau khi tìm ra nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan