Bệnh Khác

chào bs. em bé cháu vừa sinh dc 42 ngày tuổi, em bé cháu có hiện tượng vàng da (cháu ko nhớ chính xác là từ lúc nào, nhưng ngày thứ 10 vẫn thấy vàng). cứ nghĩ vàng da sinh lý, nhưng ngày qua ngày vẫn chưa thấy khỏi, đến bây giờ được 42 ngày rồi. bé vẫn ti mẹ, đi tiểu nhiều, phân màu vàng. hiện tượng vàng nhiều nhất ở mặt, (cả lòng trắng của mắt có màu đục đục), ở người, chân, tay thì vàng ít hơn. cháu có đưa bé đi khám ở bệnh viện huyện thì bs bảo giai đoạn nguy hiểm và dễ gây biến chứng đã qua rôi. giờ bé ăn ngủ tôt ko sao thì bé sẽ đào thải dần dần. thế là cháu đưa con về nhà. xin bs cho chau loi khuyên, tư vấn gjup cháu tình trạng sk của em bé và hướng giải quyết, nếu ăị biến chứng thì có nhận biết đc ko, có dấu hiệu gì. chau rất lo lắng. mong lời khuyên của bs. cháu xin cảm on.

Nguyen Huong

(2014/03/20 18:30)

Chào bạn
Vàng da sơ sinh có hai loại:
Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.
Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.
Cách phát hiện trẻ bị vàng da:
- Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng.
- Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác.
- Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.
Việc điều trị bệnh vàng da rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để tìm độc chất bilirubin. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.
Trong trường hợp cháu nhà bạn các bác sĩ đã có chẩn đoán giai đoạn nguy hiểm đã qua, sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên tiếp tục theo dõi cháu, nếu sau một vài ngày mà da không bớt vàng thì bạn nên mang cháu đi viện để chiếu đèn, hoặc thay máu.
Chúc bạn và cháu khỏe mạnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan