Bệnh Khác

cách đây 3 năm tôi có bị đi ỉa lỏng hơn tuần liền liên tiếp (dùng các thuốc chữa đi ỉa cấp tốc không đỡ ) .sau đó tôi có dùng thuốc berberin thì đỡ không còn bị ỉa lỏng nữa nhưng khi uống liên tiếp nhiều lần thì phân lại đóng rắn to nhiều ngày liền không đi ỉa dc khi đi ỉa dc thì rất đau rát và có hiện tượng xuất huyết máu .thấy vậy tôi hạn chế uống thuốc berberin nhưng sau khi ngừng ko uống tầm 5 đến 6 ngày thì đi ỉa lỏng lại tái phát rồi tôi lại uống thuốc cứ như thế kéo dài suuot 3 năm nay cang ngày càng có biểu hiện xấu (nếu như trước dây phân chỉ lỏng dạng bột sệt thì bây giờ phân lỏng như nước màu đen xen lẫn vàng ,có lúc lại nát phân vừa vàng vừa đen ,lúc thì ỉa rất khó giồng như trĩ, không khi nào đi ỉa dc phân vàng đóng cục ),trong quá trình bị bệnh tôi vẫn sinh hoạt bình thường ít khi bị đau bụng .cân nặng 3 năm nay tôi chỉ tăng tầm 2-3 cân măc dù tôi ăn uống điiêu độ mỗi bữa ba bát cơm .Thỉnh thoảng mỗi khi bị sốt là tôi lại bị đi ỉa lỏng ra nước.Rất mong được bác sỹ tư vấn.rnXin chân thành cảm ơn !

nguyễn tuấn anh

(2013/11/03 05:53)

Chào bạn
Không biết bệnh tiêu chảy của bạn hiện nay còn kéo dài hay không? Bệnh lý tiêu chảy thường do rất nhiều nguyên nhân, chúng tôi xin liệt kê cho bạn một vài nguyên nhân thường gặp sau:

\nLỵ amíp: Khởi phát từ từ, bệnh tăng dần. Hội chứng nhiễm khuẩn không rõ hoặc nhẹ. Toàn thân tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng. Hội chứng lỵ điển hình: đau quặn bụng theo đại tràng xuống, sigma, mót rặn, rát hậu môn. Bệnh nhân muốn đi ngoài luôn nhưng chỉ 5 – 10 lần/ngày, không còn phân sau một số lần đi ngoài, chỉ còn ít nhầy như nhựa chuối với máu đỏ thành tia, khối lượng nhỏ như đồng tiền có độ bám dính. Soi trực tràng thấy trên nền niêm mạc hồng gần như bình thường, có một số thương tổn thưa, rải rác như vết xước, to bằng đầu kim, hạt đậu, bờ nham nhở. Soi phân tươi nhầy máu thấy amíp hút hồng cầu gây bệnh.
Ỉa chảy do vi khuẩn đường ruột khác, hoặc nấm: Lỵ do E.Coli ở trẻ em. Lâm sàng như lỵ trực khuẩn. Chỉ phân biệt được bằng chẩn đoán vi sinh học.
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella: Giống thể dạ dày và ruột của lỵ trực khuẩn cấp, nhưng khác với lỵ ở chỗ bắt đầu bằng đau dữ dội vùng thượng vị, nôn thốc nôn tháo. Điển hình là sốt tiêu chảy: tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, thối, lổn nhổn, màu xanh xám; sốt cao, rét run. Trong vài giờ, có thể gây mất nước, rối loạn điện giải nặng, dẫn tới trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không kịp cấp cứu.
Tả và lỵ: Là 2 bệnh thường gặp trong dịch ỉa chảy mùa nóng ở các nước nhiệt đới. Thể nhẹ của bệnh tả có thể lầm với lỵ nhưng cũng có những nét đặc trưng: sôi bụng, không đau bụng, phân như nước cháo, màu đục, đi ngoài dễ dàng, không sốt, thân nhiệt hạ, triệu chứng nhiễm độc rõ rệt, dấu hiệu nổi bật nhất là mất nước và mất điện giải.
Loạn khuẩn ruột: Có thể gây hội chứng đại tràng, phân lỏng, nhiều nhầy, đôi khi có máu. Từ phân, cấy được Proteus, tụ cầu, nấm Candida gây bệnh. Ngoài ra cần phân biệt lỵ trực khuẩn với các trạng thái bệnh lý của đại tràng, trực tràng.
Ung thư đại tràng, trực tràng: Giống lỵ khuẩn mãn tính. Lúc đầu, phân thành khuôn, sau lỏng lẫn với máu hoặc dịch nhầy, mủ. Khi bệnh tiến triển, đau bụng dữ dội, đi ngoài mót rặn. Cuối cùng hình thành hội chứng bán tắc ruột. Chẩn đoán bằng thăm dò hậu môn, soi trực tràng và sinh thiết, X quang.
Các viêm đại tràng thứ phát: Gặp trong nhiễm độc các chất kim loại nặng: thủy ngân, chì, crom, asen … Chẩn đoán dựa vào tính chất nghề nghiệp (tiếp xúc với chất độc và ngộ độc cấp hoặc mãn tính). Viêm đại tràng do tăng urê máu là biểu hiện của suy thận ở giai đoạn cuối.

Do bạn đã bị tiêu chảy lâu dài, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán nguyên gốc gây bệnh, không nên tự điều trị. Tiêu chảy lâu dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, không nên chủ quan.
Chúc bạn mạnh khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan