Sản Phụ Khoa

Chào bác sỹ. Tôi năm nay 33 tuổi, đã có 2 con, hiện nay tôi đang sử dụng biện pháp tránh thai là tiêm thuốc 3 tháng 1 lần, đã tiêm được 6 lần. Từ khi tiêm thuốc đến nay hiện tượng hành kinh của tôi không đều, có tháng có, có tháng không, mà mỗi khi bị hành kinh thì lượng máu kinh ra rất ít, có màu nâu nhạt, không hôi, tôi chỉ phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và chỉ khoảng 3 - 4 ngày là hết. Xin hỏi bác sỹ là như vậy có bình thường không ah.rnSức khoẻ của tôi hiện nay vẫn bình thường, tiền sử năm 2002 tôi có đi mổ u nang buồng trứng(u nang buồng trứng trái, buồng trứng phải đa nang), sinh 2 con đều là sinh thường, sinh đầu năm 2005, sinh lần 2 năm 2009.rnXin cảm ơn bác sỹ!

Hoàng Thu Hường

(2013/10/24 23:34)

Chào bạn,
Thuốc tiêm tránh thai (TT) được nghiên cứu từ thập niên 60, bán rộng rãi đầu thập niên 70 đến đầu thế kỷ này đã có khoảng 100 triệu phụ nữ ở 90 nước dùng. Tuy nhiên, người dùng cần hiểu để thảo luận với thầythuốc khi chấp nhận phương pháp này.
Các loại thuốc tiêm TT
Có hai nhóm: nhóm thứ nhất thành phần có progestin, estrogen. Nhóm thứ hai chỉ có progestin. Trong nhóm thứ hai có loại DMPA (Depot Medroxy Progesteron Acetat) và NETEN (Norethidone Enanthat). Loại DMPA hiện được phép và khuyến khích dùng tại nước ta từ 1990 đến nay đã triển khai ở hầu hết tỉnh thành.
Ưu thế của thuốc TT tiêm DMPA
DMPA ức chế rụng trứng 100%, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả TT cao (99,6%).
DMPA dùng liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm, có hiệu lực kéo dài nên chỉ dùng 1 lần có thể TT trong 3 tháng, giống như đình sản tạm thời. DMPA không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng. DMPA duy trì, làm tăng sự tiết sữa, có tiết vào sữa với lượng rất nhỏ (0,02 - 0,08 µg/kg/ngày). Trẻ bú sữa mẹ có tiêm DMPA sẽ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường. Thích hợp với người cho con bú.





DMPA gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, rong kinh, rong huyết, nên không dùng cho người bị rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
DMPA không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung. DMPA có thể dùng cho người có bệnh van tim chưa có biến chứng song không dùng cho người bị bệnh tim nặng như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.
Những trường hợp không được dùng thuốc tiêm TT
Chưa đủ 16 tuổi. Có thai hoặc nghi có thai, nếu nghi thì phải kiểm tra chắc chắn không có thai mới được dùng. Đang bị ung thư vú hoặc ung thư vú đã khỏi. Có u ở vú chưa xác định được (kể cả u lành nhưng chưa chữa khỏi). Có ung thư buồng trứng. Có xuất huyết bất thường. Có các bệnh nội tiết. Có và đang dùng thuốc chữa động kinh (kể cả trường hợp có cơn co giật chưa xác định). Bị và đang dùng thuốc chữa lao. Đang bị bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ), tăng huyết áp. Bị trầm cảm, nhức đầu do các nguyên nhân khác nhau (như thiên đầu thống). Bị bệnh gan mật (kể cả vàng mắt vàng da chưa xác định được). Bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch (như nhiễm HIV). Bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đã từng bị tác dụng phụ của thuốc TT.
Một số tác dụng phụ và cách xử lý
Có 6 tác dụng phụ khi dùng thuốc TT tiêm DMPA.
- Khi dùng DMPA chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thư

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
Cho Toi hoi ban gai Toi tu nhien lai co sua thi do nguyen nhan gij

nguyen chi dung

(2014/08/20 13:49)