Sản Phụ Khoa

Chào Bác Sĩrnem có bệnh luspus biến chứng thận, bệnh đã ổn định, và bs bảo có thể có em bé. em đã dừng thuốc được 6 tháng. nhưng khi dừng thuốc 1-2 tháng em bị mất kinh nguyệt 4 tháng, em đã đi khám và siêu âm đầu dò có kết luận : có vài nang nhỏ buồng trứng phải, Bác sĩ cho em uống thuốc DUPHASton 20 viên , uống 10 ngày mỗi ngày 2 viên( sáng 1 viên, chiều 1 viên) uống đúng 10 ngày tới ngày thứ 12 em có kinh nguyệt lại. Rồi em tái khám bác sĩ cho siêu âm đầu do kết luận: có nang cơ năng buồn trứng trái. từ lúc co king nguyệt lại đến nay đã 55 ngày nhưng em chưa thấy có kinh nguyệt, em có thử que thai, nhưng có 1 vạch thôi, bây giờ em cũng không biết bị gì đây, và đi khám ở đâu nữa( vì bệnh viện hẹn tk 6 tháng). em đang rất lo và buồn vì mong có con, vì nay em đã 29 tuổi rồi. mong bác sĩ tư vấn cụ thể giúp em. EM XIN CẢM ƠN

Thị TOÀN GIANG

(2013/10/24 17:24)

Chào bạn,
Để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình chúng tôi xin trích dẫn bài của BS.Nguyễn Mạnh Trí như sau: Năm 1935, hai tác giả Stein và Leventhal lần đầu tiên đã mô tả các triệu chứng phức tạp có liên quan đến hiện tượng không rụng trứng. Vì vậy trong một thời gian dài, hiện tượng này được gọi là "Hội chứng Stein - Leventhal". Hiện nay, "Hội chứng buồng trứng đa nang" là tên gọi được sử dụng rộng rãi nhất vì lột tả đầy đủ đặc điểm chính của hội chứng này, đó là hình ảnh siêu âm buồng trứng với nhiều nang nhỏ.
PCOS (Poly Cystic Ovary Syndrome) là tên gọi quốc tế của hội chứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTÐN) là một bệnh lý nội tiết thường gặp ở phụ nữ, chiếm khoảng 16-22% số phụ nữ nói chung, có nghĩa cứ 5 người thì có 1 có dấu hiệu của căn bệnh này. Trước nay có nhiều cách giải thích về cơ chế phát sinh hiện tượng này nhưng tất cả đều thống nhất mô tả buồng trứng có một lớp vỏ dày chắc và không có sẹo phóng noãn. Ta có thể hình dung các nang trứng là các quả bóng thổi cao su. Nếu như các quả bóng này được thổi trong một thùng kín có thành dày thì bóng không thể to lên và không thể vỡ. Mặt khác, nếu có vỡ cũng không thông với bên ngoài được. Tương tự như vậy, do vỏ buồng trứng dày nên hàng tháng các nang trứng không thể phát triển thoải mái, cũng như không thể phá vỡ lớp vỏ dày để có hiện tượng phóng noãn.
Phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn dưới 25 ngày, dài trên 35 ngày hay không đều luôn tiềm ẩn không có sự phóng noãn. Khoảng 3/4 trường hợp không có phóng noãn liên quan đến căn bệnh HCBTÐN.
Biểu hiện ban đầu của hội chứng này là kinh nguyệt không đều, thường là thưa, dài, số lượng máu kinh thất thường, ít. Tuổi dậy thì kéo dài 2-3 năm, sau giai đoạn này kinh nguyệt sẽ đều. Nhưng sau vài năm mà vẫn không thấy kinh đều, cần nghĩ nhiều đến HCBTÐN. Nếu không điều trị gì, 17% trường hợp vẫn có thể có thai tự nhiên. Phần còn lại sẽ diễn biến như sau: Các nang trứng không to lên được, không vỡ được, tồn tại và nằm dưới lớp vỏ dày của buồng trứng. Khi siêu âm, đặc biệt bằng đầu dò đưa qua đường âm đạo, sẽ thấy nhiều nang trứng kích thước dưới 10mm, phân bố như chuỗi hạt đeo cổ nằm ngay ở lớp vỏ buồng trứng.
Trong các nang trứng chứa một lượng nội tiết, tích tụ dần và làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ nội tiết nam trong cơ thể tăng lên, lông phát triển ở những vị trí giống như nam giới. Hay gặp là mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều. Cơ thể tồn tại song song hai nồng độ nội tiết nam và nữ đều cao, vì vậy tuy có một vài dấu hiệu rậm lông nhưng nhu cầu và hoạt động tính dục nữ vẫn bình thường.
VẤN ÐỀ KHÁM VÀ ÐIỀU TRỊ
Chúng tôi gặp rất ít trường hợp đến khám vì các dấu hiệu rậm lông, lý do kinh không đều cũng không nhiều, mà chủ yếu là không có thai sau khi kết hôn. Có nghĩa trong một thời gian dài khoảng 10 năm kể từ khi có kinh lần đầu tiên, các phụ nữ này giấu các triệu chứng bất thường. Cũng dễ hiểu vì nhiều trường hợp do chưa quan hệ tình dục nên không đi khám, một số khác không đi khám vì chưa có ý định có thai và do không biết thông tin nên coi là bình thường. Ðây là một thiệt thòi vì nếu khám và điều trị muộn, biểu hiện của hội chứng ngày càng điển hình, làm việc điều trị khó khăn và ít hiệu quả.
Thông thường việc khám và điều trị có khác nhau ở những phụ nữ muốn và chưa muốn có thai, nhưng cùng chung một nguyên tắc là gây phóng noãn.
Những phụ nữ chưa muốn có thai, bao gồm những người đã lập gia đình, chưa lập gia đình, kể cả những thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục sẽ được điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Khi cho thuốc như vậy, thầy thuốc mong muốn bằng những chất bên ngoài đưa vào, cùng khả năng tự có, nang trứng sẽ phát triển to lên, hy vọng rạn và vỡ được. Tuy nhiên không hẳn tất cả các trường hợp đều thành công vì còn tùy thuộc vào độ dày của vỏ buồng trứng cũng như đáp ứng đối với từng cơ thể. Nhưng khi dùng thuốc gây phóng noãn, những phụ nữ này có thể có thai, do vậy họ phải áp dụng biện pháp tránh thai khác. Những trường hợp này không nên dùng thuốc tránh thai vì bản chất thuốc tránh thai là ức chế phóng noãn. Trong khi cơ thể đang cần điều trị phóng noãn, nếu dùng thuốc như vậy sẽ gây khó khăn cho điều trị sau này.
Những phụ nữ muốn có thai: Ðây là nhóm đi khám hiếm muộn. Sẽ có ba bước điều trị lần lượt. Trước hết họ sẽ được kích thích thử buồng trứng bằng các thuốc kích thích phóng noãn. Trong quá trình dùng thuốc, sẽ theo dõi sự phát triển nang noãn bằng đầu dò âm đạo. Một số nơi không có sẵn hình thức siêu âm này thì có thể theo dõi bằng đầu dò qua đường bụng. Cách này có độ chính xác không cao vì các nang trứng thường nhỏ và phóng noãn ở kích thước 20-25mm. Một số nơi khác áp dụng que thử phóng noãn. Nước tiểu sẽ được lấy để thử. Phương pháp này thuận tiện, tuy nhiên độ chính xác không cao và khác nhau giữa các hãng sản xuất. Trong từng trường hợp cụ thể, thầy thuốc sẽ có chỉ định theo dõi bằng một trong ba phương pháp trên. Hướng dẫn bệnh nhân giao hợp quanh những ngày nghi ngờ có phóng noãn. Sau không quá 6 chu kỳ không có thai sẽ chuyển sang bước 2.
Cách xử trí tiếp theo là can thiệp ngoại khoa buồng trứng. Liệu bề mặt dày của buồng trứng có thể là nguyên nhân làm cho các nang noãn không vỡ và giải phóng ra ngoài? Cắt bỏ một phần hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng là cách giải quyết cho hội chứng này. Trước đây, khi chưa có phẫu thuật nội soi, cắt bỏ một phần buồng trứng theo hình múi cam hay áp dụng cho các phẫu thuật mổ hở. Cắt xong, bề mặt buồng trứn

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan