Chào anh Lĩnh
\nTôi đã mô tả khá chi tiết triệu chứng của bệnh mạch vành cho anh trong câu trả lời trước. Anh có thắc mắc là đau cùng hay sau khi đau ngực mới lan sang vai trái và lan xuống bàn tay trái thì tôi xin được trả lời như sau, nó diễn ra cùng lúc, đau thắt ngựa và lan sang vai trái và lan xuống tay trái, (đôi khi là cả hai bên). Bệnh mạch vành nói riêng cũng như bệnh tim mạch nói chung, có một trong các yếu tố nguy cơ là di truyền, tuy nhiên còn rất nhiều các yếu tố khác như stress, suy nghĩ nhiều, chế độ ăn uống, thuốc lá, rượu bia,..các bệnh mắc kèm khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,.Tuy nhiên, anh là người khoa học, như anh nói người gầy (cao 1m66 nặng 51kg) nam giới, không hút thuốc, ít rượu, có tập thể dục tương đối điều độ, gia đình chưa ai bị bệnh tim thì nguy cơ cũng giảm xuống nhiều, nhưng rất tiếc là tôi cũng không thể xác định bao nhiêu phần trăm anh không bị bệnh. Song, anh đã đi kiểm tra các xét nghiệm cần thiết và kết luận bình thường nên anh hay yên tâm. Còn anh có hỏi nghiệm pháp astropin của được đánh giá ngang với nghiệm pháp gắng sức không? thì đây là hai nghiệm pháp có ý nghĩa khác nhau và dùng trong các trường hợp khác nhau:
\n Nghiệm pháp Atropine: dùng để phân biệt là suy nút xoang hay do cường thần kinh phó giao cảm. Bình thường khi tiêm 0,04 mg/kg Atropine cho bệnh nhân thì nhịp tim nội sinh của bệnh nhân sẽ tăng tối thiểu theo công thức: Nhịp tim tăng = 118,1 - (0,57 x tuổi). Nếu sau tiêm mà nhịp tim thấp hơn nhịp nói trên thì chứng tỏ có suy yếu nút xoang (nghiệm pháp dương tính).
Nghiệm pháp gắng sức đôi khi rất có ích để đánh giá những loạn nhịp liên quan đến gắng sức, đặc biệt là các ngoại tâm thu thất hoặc các cơn nhịp nhanh thất. Nó phân biệt những rối loạn nhịp này là do tổn thương thực thể (xuất hiện hoặc nặng lên khi gắng sức) hoặc cơ năng (khi gắng sức mất đi).
Chúc bạn sức khỏe