Bệnh Khác

xin chào giáo sư ! năm nay tôi 48 tuổi. Kết quả xét nghiệm Toxocara- IgG 0,39 OD. Bác sĩ điều trị nói rằng tôi bị nhiễm torocara( tôi không biết rõ là gì ?) và cho tôi 2 viên thuốc xổ, đã 1 tháng mà vẫn còn ngứa ở vùng da...xn giáo sư cho biết thêm về loại bệnh này,... thời gian bao lâu thì có thể điều trị khỏi,.. và cho tôi lời khuyên về cách điều trị hoặc nơi mà tôi có thể trực tiếp điều trị...thanks.!

Đặng Thị Thủy

(2013/07/17 23:50)

Chào bạn,
Với kết luận của bác sĩ thì bạn đang bị sán chó hoặc sán mèo. Sán Chó có tên khoa học là Toxocara canis (Nếu sán ở mèo thì có tên là Toxocara cati). Sán chó có hình tròn,dài giống như giun (lải) đũa ở người. Người ta bị nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có trong phân của chó khi chó thải phân của chúng ra trên đất. Trẻ con thường dể bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới đất, bốc thức ăn dưới dất bỏ vào miệng hay trong nhà có nuôi chó. Trứng sán chó vào trong ruột người sẽ nở thành các larvae sán (tức là thể sán chó còn nhỏ) theo máu đi đến các cơ quan của người như gan, não bộ, phổi, mắt v.v. và gây bệnh ở các nơi này.
Đa số người bị nhiễm sán chó không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể có triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ngứa, nóng sốt, ho, khò khè như bị Suyễn do larvae đến phổi gây viêm phổi, Suyễn... đến mắt gây viêm xung quang mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể làm cho mù, nếu larvae sán đến não bộ có thể gây nhức đầu, kinh giật.
*Chẩn đoán bị nhiễm sán chó ở người: khám lâm sàng và thử máu dùng thử nghiệm ELISA tìm kháng thể chống lại sán chó.
Test Elisa có thể (+) hàng năm sau khi điều trị do kháng thể kháng ký sinh trùng sán có thể tồn tại trong máu hàng năm sau đó. Do đó, ba bạn nên đi xét nghiệm máu lại mỗi 3 tháng/ lần cho đến khí kết quả hoàn toàn âm tính thì mới kết luận được kết quả điều trị.
*Điều trị sán chó: Dùng thuốc: Có vài loại thuốc dùng trị sán chó thí dụ Thiabendazole dùng mổi ngày trong 7 ngày liên tiếp... Nếu bị ảnh hưỡng đến các cơ quan như mắt có khi phải giải phẩu. Các thuốc dùng phải được bác sĩ chỉ dẩn.
Sán chó có thể trị khỏi nhưng sẽ bị tái phát nếu bị nhiễm trở lại. Nếu các cơ quan như mắt, não bộ, ..., bị tổn thương nhiều thì khó chữa khỏi hoàn toàn.
Để phòng ngừa bị tái nhiễm sán chó bạn phải:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn chín, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.
- Không để chó, mèo trong nhà, không ngủ chung với chúng.
- Nên tắm cho chó thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ cho chó ở thú y, xổ giun định kỳ cho chó.
- Ngoài ra, nếu trong nhà có trẻ em, không để trẻ chơi với chó, không để bé lê la dưới đất.
Bạn cần đi khám và làm lại các xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Hầu hết các bệnh viện đa khoa đều có thể khám và điều trị được
Chúc bạn mau khỏi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan