Bác sĩ ơi, do răng của em bị xỉn màu và bị gãy một nửa răng cửa hàm trên nên cách đây 3 năm em đã đi bọc răng sứ thẩm mỹ cả hai hàm. Vì vấn đề kinh tế nên em chọn loại răng sứ kim loại. Tuy nhiên em không hiểu tại sao thời gian gần đây răng của em lại bị đen ở phần nướu, khi cười hay thậm chí nói chuyện cũng rất mất thẩm mỹ. Em phải làm sao đây ạ ?
Xin chào bạn. Chào em,
Răng sứ sau khi được thực hiện phải đảm bảo giống như răng thật cả về chức năng và thẩm mỹ, trong đó yếu tố chức năng ăn nhai được bác sĩ đặt lên hàng đầu. Cụ thể là răng sứ sau khi làm xong phải ăn nhai được như răng thật, có cảm giác thoải mái hoàn toàn như răng thật, không bị cấn cộm hay khó chịu sau khi điều trị.
Răng sứ là một loại răng gồm hai thành phần: sườn răng ở trong và sứ phủ ở ngoài.
Sườn răng sứ được chia làm hai nhóm chính: sườn kim loại và sườn không kim loại (răng toàn sứ)
Kim loại được sử dụng để chế tạo răng sứ bao gồm có Niken, Niken - Titanium, Niken -Crom,...
Răng sứ là tên gọi của vật liệu sử dụng để chế tạo nên sườn răng sứ. Ví dụ, răng sứ Titan là răng sứ có sườn là Niken - Titanium, trong đó kim loại là chủ yếu là Titanium chiếm khoảng 10%. Titanium là một loại kim loại quý, nó có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa của kim loại bình thường khi được hòa trộn với một tỉ lệ nhất định.
Trên lý thuyết, răng sứ Titan có thể sử dụng được trên dưới 15 năm mới bị đen viền nướu.
Một loại vật liệu công nghệ cao là Zirconium Oxide, với các đặc tính cứng chắc và tương hợp sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghệ cao (như chế tạo vỏ phi thuyền, thắng đĩa trong xe đua, thiết bị điện tử cao cấp) và y tế ( khớp hông nhân tạo).
Ngày nay vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong nha khoa nhờ công nghệ CERCON Smart Ceramics để tạo ra răng toàn sứ Cercon – Zirconia.
Răng sứ Cercon – Zirconia: là tên thương mại độc quyền của Hãng Densply - Degudent của Đức và đây là công ty nha khoa đầu tiên trên thế giới nghiên cứu ra loại vật liệu này và sử dụng công nghệ thông tin vào trong việc quét hình ảnh hàm răng và thiết kế ra răng sứ cho từng bệnh nhân. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về rang toàn sứ Cercon - Zirconia tại đây nhé
Một số ít trường hợp mô nướu dị ứng với kim loại thì tình trạng đen viền nướu này diễn ra nhanh hơn, nhưng thường cũng phải một vài năm.
- Răng sứ sau khi được gắn vào nướu răng sẽ chui xuống dưới nướu răng một khoảng nhất định với hai mục đích: giúp bảo vệ tối đa cùi răng ở trong và đạt độ thẩm mỹ tối ưu.
Trong một số trường hợp, do kỹ thuật mài cùi của bác sỹ, hoặc do răng sứ được chế tạo không chính xác, răng sứ gắn vào răng nhưng lại không chui xuống nướu răng.
Trong trường hợp này, răng sứ nhìn sẽ thấy có màu đen ở chân răng, gây mất thẩm mỹ. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là, cùi răng ở bên trong không được bảo vệ tối đa sẽ nhanh bị hư hại.
Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào chất lượng cùi răng (răng thật được mài nhỏ đi) và mão răng sứ lựa chọn trong quá trình điều trị. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin về bài viết phân tích về vấn đề này tại đây nhé.
Quay trở lại trường hợp của em, những răng này nhất thiết phải được làm lại. Làm lại không chỉ để chỉnh sửa thẩm mỹ (răng bị đen) mà để loại bỏ sự oxy hóa của kim loại để lâu ngày làm hư hại nướu răng.
Nếu được thay lại bằng răng toàn sứ thì tình trạng nướu răng bị thâm đen này sẽ hết.
Em hãy qua trực tiếp phòng khám, các bác sĩ sẽ khám và tư vấn cho em cụ thể, chính xác hơn.
Thân chào em