Răng hàm mặt , mắt

Chào bác sĩ . Khoảng tháng gần đây tai trái em cứ có tiếng kêu khụp khụp như tiếng xương vậy . Có 1 lần em đang nằm , em há miệng ra thì các chỗ gần lỗ tai trái như có cái gì đó kéo lại , em không há miệng ra được . Em phải ngồi dậy và nhai nhai răng để điều chỉnh nó mới bình thường lại . Khi em ngồi hay gì đó thì cũng có lúc nó bị căng ra và không há miệng to được , em nhe hàm dưới sang 1 bên ( cho đến khi có tiếng khụp ) rồi em mới há miệng lớn ra được . Hôm nay em phát hiện nó cứ căng ra mãi , em điều chỉnh hàm như thế nào thì nó vẫn như vậy , không há miệng to ra được , nếu ráng thì nó rất đau . Em lên mạng tìm kiếm thì thấy bệnh viêm xương hàm hơi giống với tình trạng của em , trong đó có nói tới stress cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này . Quả thật là dạo gần đây em cũng bị stress về chuyện gia đình . Nếu như em điều chỉnh lại tâm trạng bình thường thì liệu bệnh viêm xương hàm có thể tự khỏi không bác sĩ . Em xin cảm ơn

Phước Thịnh

(2016/07/26 19:24)

Chào bạn,
Như bạn mô tả thì đúng là khả năng bị viêm khớp thái dương hàm.
Viêm khớp thái dương hàm được cho là do các nguyên nhân sau đây gây ra:
– Nhiễm khuẩn, chấn thương: những chấn thương do va đập như tại nạn, té ngã, bị đánh hoặc há miệng to đột ngột có thể làm khớp thái dương hàm bị trật.
– Trật đĩa khớp nằm giữa lồi cầu và ổ khớp.
– Hành động siết chặt răng hoặc mài răng vào nhau thường xuyên dễ khiến các cơ khớp thái dương hàm bị mỏi gây viêm.
– Do các bệnh lý: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp gây co thắt cơ hàm…
Các thói quen cắn móng tay, mút ngón tay, cắn môi,…cần nên tránh vì không tốt cho khớp thái dương hàm.
– Chú ý đến vấn đề răng hàm để phát hiện những răng mọc chen, mọc lệch làm sai khớp cắn, từ đó có biện pháp chỉnh răng để tạo lại khớp cắn phù hợp. Đối với trường hợp mất răng thì nên phục hình răng để tạo sự ổn định cho khớp cắn, tránh khỏi nguy cơ gây rối loạn ở khớp thái dương hàm.
– Ăn thức ăn mềm, nhỏ, tránh nhai kẹo cao su.
– Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên rèn luyện cơ thể để thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe cho xương khớp, tránh thoái hóa khớp.
Về điều trị,
Nếu không đau nhiều và viêm thì bạn theo dõi, giảm căng thẳng, ưu tiên ăn thức ăn mềm, hạn chế cơ nhai, nói to, nói nhiều, cười hết cỡ.
Nếu sau 1 tuần mà tình trạng không thuyên giảm thì đi khám để được bs điều trị
Phác đồ điều trị.
Để điều trị bệnh này, cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh kèm theo điều trị triệu chứng như sau:
Dùng thuốc
– Thuốc giảm đau: paracetamol, dicloffenac, mobic hoặc các thuốc giảm đau mạnh hơn nếu cần thiết.
– Thuốc kháng viêm corticosteroid: dùng dạng tiêm có thể giúp giảm đau cơ, viêm khớp hiệu quả.
– Thuốc giãn cơ: dùng trong vài ngày hoặc vài tuần.
– Thuốc chống trầm cảm nortriptyline, amitriptylin dùng trước khi đi ngủ để giảm đau cho một số bệnh nhân.
– Độc tố botulinum: được tiêm vào các cơ hàm để giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm.
Các liệu pháp khác
– Vật lý trị liệu: chườm nóng, xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động hàm dưới…
– Bảo vệ khớp cắn bằng thiết bị mềm gắn trên răng để tránh mài răng, tuy nhiên có thể ít được sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Trị liệu hành vi nhận thức: để giúp người bệnh thư giãn
Chúc bạn nhiều sức khỏe1

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Răng hàm mặt , mắt
chị ơi con nhà em nó hay bị chảy máu ngay mắt

xuân

(2016/07/20 23:32)