Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

Tác giả: Trang Pham. Ngày đăng: 13-09-2016

Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu là làm gì? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dùng để chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu ở đâu uy tín? Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.

1. GLUCOSE (GLU):

- chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L

– Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

– Bình thường không có, hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai

– Là một loại đường có trong máu . Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

– Nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra.

=> Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn.

 2. BILLIRUBIN (BIL)

 Chỉ số bình thường: Không có

– Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

– Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L

– Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như Billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

 3. KETONE (KET)

 Chỉ số bình thường: Không có

– Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát , chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

– Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

- chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L

– Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng đái tháo đường. Khi phát hiện lượng Kentone, kèm theo các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

 4. TỶ TRỌNG (SPECIFIC GRAVITY – SG)

 Chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025

– Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước).

 5. HỒNG CẦU (BLOOD – BLD)

 – Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.

– Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL

– Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu.

 6. pH

 Chỉ số bình thường: 4.8 – 7.4

– Đánh giá độ acid của nước tiểu.

– Dùng để kiểm tra nước tiểu có tính acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

 7. PROTEIN (PRO – Đạm)

 Chỉ số bình thường: < 0.1 g/L

 – Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng.

– Bình thường không có.

– Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận … Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng đái tháo đường.

8. UROBILINOGEN (UBG)

 Chỉ số bình thường: < 16.9 µmol/L

– Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

– Bình thường không có.

– Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ Urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

9. NITRATE (NIT)

 Chỉ số bình thường: Âm tính

– Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

- Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.

– Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng, nhất là loại E.Coli.

10. BẠCH CẦU (LEU–Tế bào bạch cầu)

 Chỉ số bình thường: Âm tính

- Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.

– Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số bạch cầu đã chết và thải ra đường tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu là làm gì? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dùng để chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu ở đâu uy tín? Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.

Xét nghiệm nhóm máu Rh

Xét nghiệm nhóm máu Rh là gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh giúp chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh ở đâu tốt? Xét nghiệm nhóm máu Rh giá bao nhiêu tiền? Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một "chất kết dính" D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) là xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.

Xét nghiệm gen Hemophilia - Bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông là gì? Có nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị như thế nào? Biểu hiện chủ yếu của bệnh là xuất huyết, có thể chảy máu bất kỳ chỗ nào, hay gặp ở mũi, chân răng, cơ, khớp và thường xảy ra sau khi bị va chạm, chấn thương. Dấu hiệu xuất huyết thường thấy là những mảng bầm tím dưới da, tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vị trí chấn thương.

Xét nghiệm Beta hCG

Xét nghiệm Beta hCG dùng để chẩn đoán cái gì? Xét nghiệm Beta hCG ở đâu tốt? Xét nghiệm Beta hCG giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm beta hCG được sử dụng để đo nồng độ hormone beta hGC. Đây là loại hormone chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Xét nghiệm beta hCG cũng được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá một số loại bệnh ung thư.

Xét nghiệm Hba1c - Xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm Hba1c là gì? Xét nghiệm hba1c để chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm hba1c ở đâu uy tín? Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là giữ cho bệnh nhân có mức đường huyết ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị "rơi rụng" theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết.

Xét nghiệm gen bệnh Thalassemia - Bệnh thiếu máu vỡ hồng cầu

Bệnh Thalassemia là bệnh gì? có nguy hiểm không? chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bệnh alpha thalassaemia thường gây thiếu máu nhẹ hơn, mức độ thiếu máu rất thay đổi. Trường hợp nghiêm trọng nhất của bệnh alpha thalassemia là phù nhau thai làm cho thai bị chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh.

Xét nghiệm Lao phổi

Xét nghiệm Lao phổi gồm những loại xét nghiệm gì? Xét nghiệm Lao phổi ở đâu tốt? Xét nghiệm Lao phổi giá bao nhiêu tiền? Bệnh Lao phổi có những triệu chứng gì? Điều trị bệnh Lao Phổi bằng cách nào? Với mức độ nguy hiểm của bệnh, không chỉ cho bản thân người bệnh mà cho cả xã hội thì việc phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Dưới đây là những xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định và phân biệt lao phổi với những bệnh lý ở phổi khác.

Xét nghiệm gen bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền

Bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền là gì?, có nguy hiểm không? chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền là rối loạn di truyền trong con đường đông máu dẫn đến tạo các cục máu đông bất thường. Các nghiên cứu cho thấy bệnh này gây biến chứng mạch máu dẫn đến sẩy thai, thai chết trong tử cung, tiền sản giật và hội chứng HELLP.

Xét nghiệm triple test - Xét nghiệm tầm soát trước sinh

Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (tri-pô tét) còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol. Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, hCG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai.

Quy trình xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Quy trình xét nghiệm sơ sinh được thực hiện như thế nào?, Các bé sinh ra đủ 36 giờ tuổi mới được lấy máu để làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.