Nên hay không nên trồng răng khểnh

Tác giả: Thu Ha Tran. Ngày đăng: 11-04-2017

Nên hay không nên trồng răng khểnh. Răng khểnh cũng như má lúm là một trong những nét duyên ngầm thu hút sự chú ý của người đối diện. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những lợi ích mà trồng răng khểnh mang lại cũng như những bất lợi mà chúng có thể gây nên từ phương pháp trồng răng này.

Trồng răng khểnh có nên hay không?

 

Có nên trồng răng khểnh hay không là băn khoăn của nhiều người trước khi quyết định làm đẹp bằng phương pháp này. Răng khểnh thực chất là răng nanh nhưng có sự sắp xếp lệch lạc, chếch lên trên và hướng ra ngoài một chút so với cung hàm.

Trồng răng khểnh đúng cách sẽ không hề có hại nên bạn có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện diện mạo bản thân.

Trong trường hợp răng khểnh làm cho thức ăn nhét vào kẽ răng, việc vệ sinh răng miệng khó khăn do thế mọc của răng không chuẩn, các bệnh răng miệng có thể xảy ra thì không nên thực hiện.

 

Các cách trồng răng khểnh giả phổ biến nhất hiện nay

 

Trồng răng khểnh giả có 2 cách chủ yếu, mỗi cách có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cách thích hợp nhất cho bạn.

 

Nên hay không nên trồng răng khểnh

 

Phương pháp trồng răng khểnh tạo một diện mạo mới cho bạn

  1. Trồng răng khểnh giả bằng cách đắp composite:

Trồng răng khểnh giả bằng composite là sử dụng vật liệu hàn trám răng composite để đưa lên vị trí cần trồng răng giả, sau đó tạo hình sao cho thẩm mỹ và tự nhiên như răng thật. Răng khểnh tạo ra cần có kích thước, tỉ lệ cân đối với toàn hàm răng.

Trồng răng khểnh bằng phương pháp này có những ưu điểm sau:

  • Nhanh chóng: Thời gian để hoàn thành một chiếc răng khểnh rất nhanh, chỉ với một lần hẹn với bác sĩ và chưa cần đến 1 giờ đồng hồ, điều này rất thích hợp cho những người bận rộn, thời gian eo hẹp.
  • Hiệu quả cao: Trồng răng khểnh giả tạo ra có tính thẩm mỹ cao với màu sắc tương đồng với màu răng thật, hình dáng, kích thước cũng không thua gì những chiếc răng khểnh thật.
  • Lành tính với cơ thể: Vật liệu composite được kiểm định là lành tính, không gây kích  ứng lên nướu, răng và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, đây là vật liệu rất phổ biến trong nha khoa.
  • Tiết kiệm chi phí: Số tiền để trám 1 chiếc răng khểnh không cao và có thể được coi là rẻ nhất trong tất cả các cách trồng răng, những người có thu nhập trung bình vẫn có đủ điều kiện để trả mức giá này.
  •  Không xâm lấn đến răng: Chỉ cần dùng vật liệu composite đắp lên răng , không cần mài cùi hay thực hiện bất cứ kỹ thuật nào làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
  • Tháo gỡ dễ dàng: Sau khi trồng răng khểnh giả một thời gian, nếu không thích bạn có thể đến gặp bác sĩ để tháo răng khểnh ra một cách dễ dàng và không gây tổn hại gì đến răng miệnh.

Nhược điểm:

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng trồng răng khểnh giả bằng composite vẫn không tránh khỏi nhược điểm là độ bền không cao. Thông thường, sau khoảng 2-3 năm là răng có thể bị bong tróc, xỉn màu, nếu không chú ý chăm sóc, ăn uống thì sẽ còn nhanh hỏng hơn nữa.

 

Nên hay không nên trồng răng khểnh-hình 2

 

Bạn nên tìm hiểu kỹ những ưu nhược điểm của phương pháp trồng răng khểnh để có lựa chọn đúng đắn nhé.

  1. Trồng răng khểnh giả bằng cách bọc răng sứ

Đây là phương pháp trồng răng bằng cách chụp 2 mão răng sứ lên trên răng. Răng nanh thật được mài làm cùi răng, sau đó tạo hai mão răng sứ gắn chặt vào nhau: mão thứ nhất sẽ chụp vào răng nanh vừa mài cùi, mão thứ 2 dính vào mão thứ nhất và chếch ra ngoài như hình dáng của răng khểnh.

Ưu điểm của phương pháp này như sau:

  • Thực hiện nhanh chóng: Chỉ cần qua 2 lần hẹn với bác sĩ là có thể hoàn thành trồng răng khểnh giả, lần thứ nhất bạn sẽ đến thăm khám và mài cùi răng, lấy dấu răng để chế tạo răng sứ, lần thứ 2 là đến để gắn chụp răng lên trên răng đã mài cùi. Mỗi lần hẹn cũng chỉ tốn của bạn khoảng 1-2 tiếng.
  • Thẩm mỹ cao: Hiệu quả thẩm mỹ mà răng khểnh được tạo ra bằng phương pháp này rất đáng kinh ngạc, trồng răng sứ để làm răng khểnh có màu sắc, hình dáng tự nhiên, sống động như răng thật, không hề tạo cảm giác là răng giả.
  • Độ bền cao: Răng khểnh được tạo ra có độ bền cao hơn so với đắp răng bằng composite, hơn 10 năm, thậm chí là 20 năm…
  • Tiết kiệm: mặc dù có giá cao hơn so với trồng răng khểnh bằng composite nhưng với kết quả mà bạn nhận được, số tiền đó hoàn toàn phù hợp.

Nhược điểm

Hạn chế của bọc răng sứ để trồng răng khểnh giả là phải mài cùi răng, mặc dù không  nhiều nhưng cũng ảnh hưởng một phần đến răng, tạo cảm giác ê buốt.

Trồng răng khểnh ngoài vấn đề mang lại tính thẩm mỹ thì thường những chiếc răng này sẽ kênh hơn các răng khác trên cung hàm. Nha sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân về những nguy cơ mà chúng mang lại cụ thể như vệ sinh răng miệng khó khăn hay dắt thức ăn giữa các răng kế bên.

Cùng chuyên mục

Chua hoi mieng bang gung hinh ava

Hướng dẫn bạn cách chữa hôi miệng bằng gừng. Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều người mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Bệnh hôi miệng có thể không phải là bệnh gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới nếp sống của người bị bệnh và có ...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Cach tri hoi mieng dan gian hinh ava

Giúp bạn tổng hợp các cách trị hôi miệng dân gian Hôi miệng là một chứng bệnh thường gặp và nó làm bạn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng do đó bạn phải tìm hiểu lý do gây bệnh hôi miệng để có cách điều trị đúng. Cách trị hôi miệng dân gian rất hiệu quả và ...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Lam the nao de het hoi mieng hinh ava

Giải đáp thắc mắc làm thế nào để hết hôi miệng Bệnh hôi miệng là một bệnh lý răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm mà bạn không thể coi thường. Viêm nhiễm các cơ quan hô hấp: ung thư phổi, viêm cuống họng. Chính vì vậy nhiều người đang tìm câu trả lời cho việc là...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Tai sao bi hoi mieng hinh ava

Đi tìm nguyên nhân tại sao bị hôi miệng Đôi khi, bệnh hôi miệng chỉ xuất hiện thoáng qua 1 hoặc vài lần, nhưng mọi người lại không để ý và chữa trị luôn. Chỉ đến khi bệnh hôi miệng bị tái phát, gây ra “mùi” khó chịu khi giao tiếp mọi người mới tìm đến nha sĩ. Để trị triệt để hôi miệng điều tiên q...

Nha Khoa

- 30/03/2017

Cach chua hoi mieng nhanh nhat hinh ava

Có cách chữa hôi miệng nhanh nhất không? Hôi miệng là một bệnh lý liên quan các loại vi khuẩn hình thành trong miệng khi các mảng bám và cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Cách chữa hôi miệng chính là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, đặc biệt nhiều người thắc mắc là có cách chữa hôi miệng...

Nha Khoa

- 30/03/2017