Nên hay không nên nhổ răng cấm?

Tác giả: Tâm Sang. Ngày đăng: 14-04-2017

Nên hay không nên nhổ răng cấm?. Răng cấm là chiếc răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, một khi răng mắc phải bệnh lý thì nguyên tắc hàng đầu là phải tìm cách bảo tồn răng thật, không nên nhổ răng khi chưa có sự thăm khám kỹ từ bác sĩ. Còn trong trường hợp răng sâu nghiêm trọng bác sĩ sẽ quyên bạn nên nhổ răng cấm và thay thế răng mới bằng một số phương pháp trồng răng thẩm mỹ hiện nay.

Cùng tìm hiểu như thế nào là răng cấm trước khi có quyết định nên nhổ răng cẩm hay không. Bởi vì nó không được mọc hai lần nên cấm nhổ.

 

Trong số 3 răng cối lớn của 1 phía trên cùng một hàm thì răng hàm thứ nhất (sát với răng tiền hàm số 2) là răng 6 tuổi (mọc khi trẻ 6 tuổi) hay còn gọi là răng cấm. Răng hàm thứ hai là răng số 7. Răng hàm thứ 8 goi là răng khôn.

Răng cấm là cách gọi tên răng số 6 theo quan niệm dân gian. Cấm có nghĩa là cấm được nhổ, cấm không được đụng đến. Bởi vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên cấm không được đụng đến.

 

 Nên hay không nên nhổ răng cấm?

 

Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai của bạn nên hãy cân nhắc kỹ lưỡng có nên nhổ răng cấm không nhé.

Như vậy, cả răng cấm và răng khôn đều là răng cối lớn trong đó răng cấm là nơi thực hiện chức năng ăn nhai chính trên cung hàm còn răng khôn là răng mọc ở vị trí trong cùng và không đóng vai trò ăn nhai nhiều.

 

Có nên nhổ răng cấm hay không?

 

Răng cấm là chiếc răng hàm quan trọng, ăn nhai chính và không thể thiếu trên cung hàm. Khi răng bị sâu, tốt nhất nên nhổ răng cấm và trồng lại toàn diện cả thân răng và chân răng bằng phương pháp cấy ghép implant để có thể duy trì được chức năng vốn có của răng thật và hạn chế tình trạng tiêu xương.

Tuy nhiên, việc nhổ răng cấm so với răng cửa sẽ khó khăn và phức tạp hơn nên cần thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Thông thường, một ca nhổ răng sẽ được tiến hành trong vòng 15-20 phút.

Trường hợp vẫn có thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên điều trị, chữa đau răng và bọc răng sứ bởi một khi răng cấm phải nhổ bỏ thì cần phải cấy ghép implant để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ, tránh xâm lấn đến răng kế bên và hạn chế được tình trạng tiêu xương.

 

Nên hay không nên nhổ răng cấm?-hình 2

 

Nhổ răng cấm có đau hay không còn tùy vào cơ địa mỗi người.

Tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để được thăm khám càng sớm càng tốt, từ đó nha sỹ sẽ đưa ra chỉ định răng cấm bị sâu có nên nhổ bỏ hay không. Răng cấm bị sâu có nên nhổ hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng cụ thể của bạn sau khi thăm khám.

 

Nhổ răng cấm có đau hay không?

 

Vì răng cấm là chiếc răng cối lớn có nhiều chân nên khá nhiều bệnh nhân thắc mắc nhổ răng cấm có đau không. Việc nhổ răng cấm không gặp nhiều khó khăn như nhổ răng khôn, tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng an toàn, hạn chế tối đa những đau nhức có thể xảy ra. Nhổ răng cấm có đau không sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Bác sĩ thực hiện nhổ răng.

Vì răng cấm được liệt vào danh sách những chiếc răng khó nhổ nhất, nên việc nhổ răng cấm tương đối phức tạp. Cần bác sĩ giàu kinh nghiệm và việc nhổ răng cần thận trọng.

  • Công nghệ nhổ răng hiện đại.

Nhổ răng cấm có đau không phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ nhổ răng, bởi trước kia với những phương pháp cổ điển việc nhổ răng là ám ảnh của nhiều người, nhất là đối với răng hàm vì gây đau răng và chảy máu nhiều. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại thì nỗi lo ấy sẽ được gạt bỏ nếu bạn đưa ra sự lựa chọn chính xác.

 

 

Cùng chuyên mục

Ham nhua chong nghien rang hinh ava

Hàm nhựa chống nghiến răng có tốt hay không? Máng nhai- hay có một tên gọi khác đó là hàm nhựa chống nghiến răng là sản phẩm của sự phát triển y học, thiết kế và sản xuất các dụng cụ hỗ trợ điều trị, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con người. Là công cụ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ...

Nha Khoa

- 19/04/2017

Nghien rang ban ngay hinh ava

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng ban ngày. Nghiến răng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có người thường nghiến răng ban ngày, có người lại nghiến răng khi ngủ vào ban đêm, có người cả ngày lẫn đêm. Vậy thì nghiến răng ban ngày không phải tình trạng hiếm gặp, do đó chúng ta cũ...

Nha Khoa

- 19/04/2017

E buot chan rang hinh ava

Nguyên nhân tại sao bị ê buốt chân răng? Hiện tượng buốt răng hay cụ thể là ê buốt chân răng là hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiều người. Vấn đề này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Chính vì vậy nếu muốn điều bị dứt hiện tượng ê buốt c...

Nha Khoa

- 19/04/2017

E buot rang ham hinh ava

Cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả. Ê buốt răng hàm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt răng tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá mức ...

Nha Khoa

- 19/04/2017

E buot rang cua hinh ava

Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng cửa. Thực tế là tất cả các bệnh lý răng miệng, cụ thể là buốt răng đều có thể xảy ra với tất cả các răng trên cung hàm. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở răng hàm nhiều hơn đó là các răng nằm ở phía trong khó vệ sinh sạch sau khi ăn nhai. Nhưng không có nghĩa l...

Nha Khoa

- 19/04/2017